Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), có những loại thuốc việc nghiền, mở viên nhộng hay uống chung với đồ uống ngọt không sao hết nhưng cũng có những loại mà việc "sáng tạo" cách uống thuốc có thể gây vấn đề.
Đầu tiên là một số thuốc có thể tương tác với các protein trong sữa, khi đi vào cơ thể bị vón lại cùng với sữa, có thể khiến cơ thể giảm hấp thu thuốc hoặc thậm chí là hầu như không hấp thu được. Với những đồ uống ngọt như nước đường, nước trái cây, phần lớn thuốc khi dùng chung cũng không sao nhưng cũng có vài loại sẽ bị hạn chế tác dụng.
Ngoài ra, việc nghiền thuốc, mở viên nhộng có thể ảnh hưởng đến quá trình tác dụng của thuốc: một số thuốc cần tác dụng chậm, cần để viên nén hoặc vỏ bọc tan ra từ từ trong cơ thể, nếu bị nghiền, mở vỏ, thuốc có thể bị dịch ruột phân hủy hết quá nhanh, vậy là mất hoặc giảm tác dụng.
Một số thuốc khi bị hấp thu quá nhanh, nồng độ hóa chất trong máu tăng vọt có thể dẫn đến tác dụng phụ. Để biết thuốc nào có thể uống chung với đồ uống khác, thuốc nào không, cách duy nhất là bạn phải hỏi bác sĩ kê toa xem nó có tương tác bất lợi với thứ đồ uống bạn định cho bé uống cùng hay không, có thể bẻ ra hay không.
Tốt nhất khi bé khó cho uống thuốc, bạn nên nói rõ điều này với bác sĩ để cân nhắc các cách uống hợp lý hơn, có thể cho thuốc dạng siro hoặc loại có vị mà bé dễ chấp nhận. Trẻ con mỗi bé mỗi tính, có bé chịu uống thuốc ngọt nhưng sợ thuốc đắng, có bé ngược lại.
Đồng thời, các bạn nên xem kỹ toa thuốc để cho bé uống đúng lúc. Không chỉ đồ uống, thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: có thuốc cần uống lúc no, có thuốc cần uống lúc đói, loại này có thể vừa uống vừa ăn, loại này cần uống cách bữa ăn một khoảng thời gian nhất định… Nên tuân thủ điều này để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sau 2 tuần xuất hiện triệu chứng sốt cao kéo dài và mệt mỏi nhiều, chị T.L.M., 25 tuổi, ở Lai Châu được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa truyền máu điều trị tình trạng thiếu máu do giun móc cho một người bệnh 74 tuổi.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.