Chế độ dinh dưỡng cho bệnh Gout

SKDD (Ảnh khai thác), icon
07:19 ngày 25/03/2013

 Bệnh gout là bệnh do nồng độ acid uric trong máu cao, sinh ra viêm sưng khớp gây đau đớn kéo dài. Chế độ ăn uống là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hay ổn định của bệnh Gout.

Dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong điều trị bệnh.
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, rất nhiều người đặc biệt là nam giới mắc phải bệnh mà người ta hay gọi là “bệnh nhà giàu” – bệnh Gout. Trong cả nguyên nhân cũng như cách điều trị việc ăn uống đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Ăn uống như thế nào để có thể dễ dẫn tới bệnh Gout và làm thế nào để có thể phòng tránh được căn bệnh này.

Ths, Bs Doãn Thị Tường Vi, Khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198 đã có cuộc trò chuyện với chương trình, đã đưa ra những tư vấn liên quan tới bệnh Gout và những lưu ý dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị bệnh Gout.

Gout là bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người, trước đây được xem như bệnh của "vua chúa" vì thường xuất hiện ở những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của nhà giàu. Ngày nay, đây là ảnh hưởng của rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến mọi người, không chỉ riêng người giàu.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh Gout là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Đối với người không mắc bệnh, acid uric thường phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Đối với những người bị bệnh Gout, cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid uric qua nước tiểu quá ít. Từ việc không đào thải được acid uric, khiến acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau khớp, viêm sưng khớp.

Gout được xếp vào bệnh của thời đại văn minh, thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh và là báo hiệu của nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh thân.

Nguyên nhân ăn uống là yếu tố thúc đẩy bệnh phát sinh, cũng như làm tăng quá trình tái phát bệnh, do trong quá trình sử dụng thực phẩm có nhiều nhân purin, khi purin chuyển hóa sẽ tạo ra axit uric. Acid uric lắng đọng ở các thận gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, gây tắc nghẽn và dễ nhiễm trùng, có bệnh nhân có nguy cơ tử vong từ hậu quả của những nhiễm trùng đó.

Bệnh Gout nằm trong hội chứng chuyển hóa thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường… Các bệnh phối hợp lại với nhau, không những gây nên bệnh về khớp về thận, làm cho bệnh cảnh với nhiều biến chứng trầm trọng hơn.

Khi bị bệnh Gout, người bệnh không nên ăn nhiều những thực phẩm tạo ra nhiều axit uric, do đó những thực phẩm nhiều nhân purin khi ăn vào sẽ tạo ra nhiều acid uric. Những thực phẩm thường nên dùng là ngũ cốc, khoai củ, trứng, sữa, phomat, lạc, các loại rau củ không chua.

Có thể dùng thêm các loại thịt cá, tôm cua có thể dùng nhưng lượng vừa phải. Các loại thịt không nên ăn thịt trắng, không nên sử dụng các loại thịt đỏ như thịt thú rừng, thịt bò, tôm cua hải sản quá chứa nhiều nhân purin. Những loại nội tạng động vật, cá Trích, cá đóng hộp cũng nên thận trọng khi sử dụng. Những đô uống như bia rượu, nước trà, cà phê… cần dùng ở mức độ vừa phải, không nên quá lạm dụng.

Khi bị bệnh, người bị ăn các loại quả chua, uống những nước quả chua như bưởi chua, khế chua chúng ta cũng cần nên hạn chế, do môi trường acid đó làm tăng sự lắng đọng acid uric.

Nhằm tăng sự đào thải acid uric, người mắc bệnh Gout cần uống từ 1 lít – 2.5 lít nước khoáng. Nếu bệnh nhân không có bệnh về tim mạch, cần khuyến khích bệnh nhân nên uống các loại nước khoáng kiềm để đào thải acid uric.

Sau đây là những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh Gout:

Hạn chế:

- Hạn chế các loại thức ăn có nhiều nhân purin như: thịt, cá nạc, hải sản, gia cẩm.

- Hạn chế các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, lòng, dồi lợn.

- Hạn chế các loại rau quả có vị chua.

- Hạn chế các loại thức uống có nhiều nhân purin như: rượu, bia, chè, cà phê.

Nên:

- Uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng kiềm.

- Ăn các loại rau quả có tính chất lợi tiểu để tránh acid uric ứ đọng lại trong cơ thể.

- Trong đợt Gout cấp có thể dùng trứng, sữa, phomat, các loại hạt.

Lưu ý:

- Những bệnh nhân có cholesterol trong máu cao không nên dùng quá 2 quả trứng/ 1 tuần.

- Chất tinh bột sử dụng bằng gạo, mì, khoai.

- Chất béo sử dụng bằng bơ, dầu thực vật.

Cùng chuyên mục