Theo Sở Y tế Hà Nội, đinh lăng tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L), họ ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây thân nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao từ 0,8 - 1,5m và có nhiều loại khác nhau ở lá. Đinh lăng lá nhỏ có lá mọc so le, có bẹ, mép lá hình răng cưa không đều, có lá chét, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, các đoạn đều có cuống. Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất thường được dùng để làm rau gia vị và làm thuốc.
Ngoài ra, còn có đinh lăng lá tròn, lá răng bản tròn thường được dùng để làm cảnh. Đinh lăng đĩa là loại đinh lăng có dáng to, lá to, được trồng làm cảnh nhưng rất ít khi gặp. Đinh lăng lá nhỏ có cụm hoa hình chùy, có nhiều hoa nhỏ, quả dẹt, dài.
Đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta. Có thể dùng lá hoặc rễ đinh lăng để làm thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong đinh lăng có alcaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các acid amin như lysin, methionin… là những acid amin thiết yếu của sức khỏe.
Trước đây đinh lăng chưa được dùng để làm thuốc, tuy nhiên hiện nay đã được nghiên cứu và bắt đầu được dùng để điều trị. Đặc biệt đinh lăng lá nhỏ được dùng phổ biến nhất hiện nay. Theo đông y, lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều trị chữa ho ra máu, chống dị ứng, giải độc thức ăn, chữa kiết lỵ… do đó dùng lá đinh lăng dưới dạng rau gia vị hay chế thành nước uống đều tốt cho sức khỏe.
- Lá đinh lăng tốt cho sản phụ: sau khi sinh, sức khỏe của người phụ nữ giảm đi rất nhiều nên cần phải được bồi bổ. Dùng nước lá đinh lăng uống hoặc nấu canh đinh lăng với các thực phẩm khác như thịt, cá giúp cho cơ thể tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên khi nấu canh đinh lăng không nên nấu kỹ khiến mất chất dinh dưỡng và nên ăn khi canh còn nóng.
- Lá đinh lăng chữa dị ứng: những người có cơ địa dị ứng hoặc khi có dấu hiệu dị ứng, ngộ độc thức ăn có thể dùng nước đinh lăng để ngăn tình trạng này. Có thể điều trị bằng cách hãm nước đinh lăng để uống, uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết các triệu chứng của dị ứng.
- Chữa tắc tia sữa sau sinh: người mẹ sau sinh nếu bị tắc tia sữa hoặc ít sữa có thể lấy khoảng 40g lá đinh lăng, rửa sạch, sắc với 300 ml nước ở lửa nhỏ, đun đến khi còn khoảng 200 ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước, uống khi nước còn ấm để có tác dụng tốt nhất. Nếu nước bị nguội có thể đun lại để uống, không nên uống lạnh và không uống nước để qua đêm.
- Chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: dùng lá đinh lăng 40 - 60 gam sắc uống.
- Chữa đau đầu: thân lá đinh lăng và bạch chỉ sắc uống hằng ngày.
- Lá đinh lăng tươi giã đắp chín mé sưng, đau.
- Chữa phong thấp đau, nhức mỏi: cây đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30 - 40 gam dạng thuốc sắc uống.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt: nước đinh lăng có tác dụng tốt để chữa rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định đường huyết. Nước lá đinh lăng cũng có tác dụng giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu cơn đau vùng bụng và vùng tử cung ở phụ nữ sau sinh. Có thể sắc lá và cành đinh lăng với nước, dùng một thời gian sẽ thấy có hiệu quả.
- Lá đinh lăng chữa bệnh về tiêu hóa: nước sắc đinh lăng có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Khi uống liên tục nước sắc đinh lăng trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện rõ.
Mặc dù đinh lăng là cây đinh lăng rất tốt tuy nhiên không nên lạm dụng do trong đinh lăng có chứa nhiều saponin, có thể gây các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể. Trên thực tế, ngoài lá đinh lăng, rễ đinh lăng cũng là vị thuốc cũng hay được dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.