Cây bọ mẩy chữa sốt mùa hè

Linh Chi, icon
03:45 ngày 24/06/2019

VTV.vn - Theo Đông y, các vị thuốc từ bọ mẩy còn có tên Đại thanh, có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, giải độc, tán ứ, cầm máu.

Bọ mẩy – thuốc quý chữa bệnh nóng sốt mùa hè (Ảnh: P.C.T).

Theo các bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, cây bọ mẩy thường lấy lá non hấp cơm hoặc luộc chín làm rau ăn có vị đắng, nên gọi là "rau đắng", có tác dụng lợi tiêu hóa. Rễ thường được nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để lọc máu và bồi bổ cơ thể. Cây thường được dùng trị viêm ruột, lỵ trực trùng ra máu; viêm hầu họng, viêm amydan; viêm phổi sau khi bị sởi; viêm tuyến nước bọt; cảm mạo, phát sốt; răng lợi xuất huyết; chữa hư tổn và điều trị đơn sưng rất có hiệu quả. Người ta cũng thường dùng lá bọ mẩy tươi nấu nước tắm trị ghẻ lở.

Đơn thuốc có bọ mẩy:

- Bệnh ôn nhiệt, sốt nóng mùa hè, chứng thực nhiệt, sốt cao, nhức đầu, tâm phiền khát nước: dùng lá bọ mẩy tươi 12 - 20g, nấu nước, hòa với đường cho uống.

- Trẻ em sốt bại liệt, sốt viêm não, sốt phát ban, quai bị, sốt xuất huyết: bọ mẩy, kim ngân, thạch cao, huyền sâm, mỗi vị 20g, sắc uống.

- Ngộ độc nhân ngôn hay ba đậu: dùng rễ bọ mẩy tươi giã nhỏ, chế nước và vắt lấy nước cốt, hòa đường cát vào uống càng nhiều càng tốt để giải độc.

- Chữa lỵ trực trùng: dùng rễ bọ mẩy, rễ phèn đen, mỗi vị 15g sắc uống.

- Đàn bà rong huyết: ngó sen sấy khô, giã nát rồi trộn với rễ bọ mẩy nấu nước uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh.

- Cầm máu khi băng huyết: lá bọ mẩy tươi giã ra, thêm nước gạn uống.

- Viêm não B truyền nhiễm: dùng lá và rễ bọ mẩy tươi giã ra từ 15 - 30g nấu nước uống, cách 4 giờ một lần.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục