Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Vũ Minh H., 6 tháng tuổi, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh. Trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh ngày thứ 2 biểu hiện sốt, nôn, tinh thần quấy khóc, bỏ bú.
Kết quả thăm khám lúc vào viện cho thấy: trẻ lơ mơ, sốt cao 39 độ, thóp phồng, có dấu hiệu cổ cứng, vạch màng não.
Gia đình cho biết, trước đó ở nhà bé có biểu hiện bỏ bú, sốt, ngủ li bì, sờ thóp thấy có đường khớp mở rộng cho rằng bé bị "mở khoá đầu" và mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp cho bé. Đến khi tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, gia đình mới cho bé nhập viện điều trị.
Qua khám sàng lọc và hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán: bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn/viêm não- màng não và được chỉ định nhập viện điều trị, tiên lượng bệnh nhân nặng, tiến triển chậm, phải điều trị lâu dài.
Hiện tại trẻ đang được điều trị thở máy, kháng sinh, vận mạch, an thần, hạ sốt, tiên lượng bệnh nhân nặng, tiến triển chậm, thời gian điều trị kéo dài.
Theo bác sĩ Phí Xuân Thi, "mở khoá đầu" từ lâu đã được người dân dùng để chỉ một căn bệnh ở trẻ sơ sinh. Đó là những đứa trẻ mới sinh được vài ngày, bỗng nhiên bỏ bú, khóc dai dẳng hoặc ngủ li bì; phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra. Mọi người thường chữa theo cách dân gian như đốt ngải (đốt lá ngải khô, hơ vào huyệt trên cơ thể trẻ sơ sinh); đắp thuốc vào thóp v.v..
Việc đốt ngải, đắp thuốc như vậy rất nguy hiểm bởi trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Nếu điều trị không đúng cách, rất dễ dẫn đến xuất huyết não, giãn thành mạch, nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao.
Bác sĩ khuyến cáo: trẻ sơ sinh có các biểu hiện trên có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn sơ sinh, rối loạn tiêu hoá… Để xác định nguyên nhân các gia đình cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán, điều trị sớm; tránh việc sau khi chữa bằng kinh nghiệm dân gian không khỏi mới đưa đi Bệnh viện thì đã muộn.
Bác sĩ cũng khuyên người dân nên thay đổi cách nhìn nhận sai lầm về căn bệnh "mở khoá đầu" và cách chăm sóc trẻ sơ sinh, đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, chữa trị một cách khoa học, hiệu quả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam thanh niên 18 tuổi, nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng da nặng do chăm sóc vết thương không đúng cách.
VTV.vn - Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhiều biến chứng nguy hiểm, khó khăn trong quá trình điều trị, thậm chí có thể tử vong.
VTV.vn - Việc điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu là vấn đề được nhiều người quan tâm.
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa truyền máu điều trị tình trạng thiếu máu do giun móc cho một người bệnh 74 tuổi.
VTV.vn - Cô gái 26 tuổi cho biết chị có tẩy giun thường xuyên và gia đình có nuôi 3 con mèo cảnh và 3 con chó cảnh.
VTV.vn - Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, tính đến giữa tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3.841 người nhiễm HIV.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn -Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ Seoul ID (phường Thống Nhất, TP Biên Hòa).
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.