Tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai ghi nhận tỷ lệ trẻ nhập viện do tai nạn thương tích tăng. Đáng chú ý, tỷ lệ chấn thương gãy tay, chân chiếm cao nhất khoảng 60% lượng bệnh nhân, tiếp theo là chấn thương đầu, sọ não chiếm 35% và còn lại chấn thương do bỏng chiếm khoảng 5%.
BS.CKII Phạm Đông Đoài, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng cho biết: Trong thời gian gầy đây, số lượng trẻ nhập viện do tai nạn thương tích cao hơn nhiều so với các tháng trước đó. Trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận và điều trị cho khoảng 40 - 45 trẻ. Đa phần những trẻ nhập viện thường bị nặng, đa chấn thương phải điều trị lâu dài.
Điển hình như trường hợp em D.H.P. (16 tuổi, ở xã Hố Nai 3, Trảng Bom) nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, gãy xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn chân do tai nạn giao thông.
Chị T.M., người nhà cho biết: Chúng tôi thường xuyên dặn dò cháu không được tự ý đi xe máy, nhưng do thời gian này cháu được nghỉ hè ở nhà một mình, bố đi làm công ty, nên cháu tự ý đi xe tông vào xe làm hồ để bên đường.
Tương tự là trường hợp em N.H.N. (14 tuổi, trú tại Thống Nhất), cũng do tính hiếu động khi thấy xe máy của bố mẹ dựng trước nhà, em tự ý lái xe đi, do vặn ga mạnh nên xe đâm thẳng vào cột giao thông ở lề đường khiến em bị gãy xương đùi, gãy nát xương cẳng chân.
Theo bác sĩ Phạm Đông Đoài, tình hình năm nay khác biệt hơn mọi năm đó là tai nạn thương tích xảy ra nhiều ở độ tuổi vị thành niên, trong đó trẻ từ 12 - 16 tuổi chiếm nhiều. Đa phần những trẻ này nhập viện đều bị rất nặng, nguyên do các cháu tự ý đi xe máy không làm chủ được tốc độ nên gây ra tai nạn, bên cạnh đó còn có nguyên nhân do trẻ đánh nhau.
Cũng theo bác sĩ Phạm Đông Đoài, tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà các tai nạn thương tích trẻ gặp phải cũng khác nhau. Cụ thể, lứa tuổi trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi thường bị bỏng do lửa, điện, nước sôi; lứa tuổi lớn hơn (6 - 10 tuổi) thường bị tai nạn do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như gãy tay, chân do leo trèo, tai nạn giao thông. Đặc biệt, lứa tuổi dậy thì (14 - 15 tuổi) thường bị tai nạn giao thông với những chấn thương rất nặng như sọ não, ngực, bụng, gãy tay, chân…
Nguyên nhân trẻ bị tai nạn thương tích chủ yếu vẫn do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi. Mùa hè, khi trẻ không phải đến trường, nguy cơ này càng gia tăng. Đáng nói, tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ, làm trẻ mất đi khả năng học tập, lao động và để lại những tổn thương tâm lý nặng nề.
Bác sĩ Phạm Đông Đoài khuyến cáo: Các bậc phụ huynh cần phải hết sức quan tâm đến an toàn của trẻ nhỏ, tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trẻ ở lứa tuổi nhỏ cần có người lớn chăm sóc, đảm bảo các bậc thềm, cầu thang có lan can, tay vịn chắc chắn để phòng tránh trẻ té ngã; các ổ điện cần phải có hệ thống chống giật, thiết kế cao ngoài tầm với trẻ nhỏ. Còn đối với lứa tuổi vị thành niên người nhà cần quan tâm hơn đến tâm lý cũng như cảm xúc của trẻ, kiểm soát việc đi xe máy cũng như giáo dục cho các cháu hiểu mức độ nguy hiểm của tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp tốt để cùng giáo dục các cháu làm sao nhận biết được hành động cũng như kiểm soát được hành vì của mình để giảm tối đa những tai nạn thương tích trong học đường do xô xát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tokoshima, một sản phẩm dinh dưỡng thuần chay, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng nhờ vào những giá trị vượt trội từ thành phần thiên nhiên.
VTV.vn - Người bệnh nam, 30 tuổi, có tiền sử khỏe mạnh. Sau khi lỡ uống phải 200ml Diquat, tương đương 40g, có biểu hiện hôn mê, kích thích, vật vã, khó thở…
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong tuần từ ngày 10 - 17/1.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời sốc điện cấp cứu, can thiệp đặt stent khẩn cấp để giành lại sự sống cho bệnh nhân ngừng tim nguy kịch.
VTV.vn - Ngủ là thời gian để phục hồi, khi bị đau lưng, cần phải tìm cho mình tư thế ngủ thoải mái nhất, không gây áp lực thêm cho cột sống.
VTV.vn - Những nghiên cứu chỉ ra rằng, người có thân hình kiểu quả táo có nguy cơ mắc ung thư trực tràng, tiểu đường và bệnh tim cao hơn.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi cảnh báo khi liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân trẻ tuổi bị di chứng nặng nề do dị dạng mạch máu não.
VTV.vn - Bệnh nhi 12 tuổi được ghép thận từ người cho chết não tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã hồi phục sức khỏe và bắt đầu một cuộc sống mới, khỏe mạnh.
VTV.vn - Chó không chỉ giúp tinh thần của bạn phấn chấn hơn mà còn có khả năng phát hiện khi nào bạn bị ốm.
VTV.vn - Lingo, thiết bị đeo sinh học cá nhân của Abbott vừa được vinh danh tại Giải thưởng Sáng tạo CES 2025. Đây là công nghệ giúp người dùng cải thiện sức khỏe tổng thể.
VTV.vn - Khi đang dọn dẹp nhà, bệnh nhân N.T.T. (trú tại Phú Thọ) không may bị cục vôi tôi bắn vào mắt.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.