Bệnh nhân Đ.V.N. (31 tuổi, trú tại Hùng Đức, Hàm Yên, Tuyên Quang) nhập viện sau khi cơ thể mệt mỏi nhiều. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận cấp cứu vì thận không lọc được chất độc trong máu.
Bệnh nhân cho biết: Anh được chẩn đoán suy thận độ 2 tại Bệnh viện Hàm Yên. Mặc dù các bác sĩ tư vấn nhưng anh không điều trị tại bệnh viện mà tự bốc thuốc nam dùng. Sau 4 tháng, anh mệt mỏi nhiều và phải nhập viện thì đã bị suy thận giai đoạn cuối.
Một trường hợp khác bệnh nhân N.T.N.D. (58 tuổi, trú tại Phan Thiết, Tuyên Quang) đang điều trị biến chứng bàn chân tại Khoa Nội tổng hợp.
Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2, có biến chứng thần kinh ngoại vi và viêm mô tế bào ngón chân (chưa có loét). Bệnh nhân nghe người quen mách bốc thuốc về đắp, sau 3 - 4 ngày, chân sưng dần lên, chảy dịch. Đến bệnh viện khám lại được các bác sĩ cho biết ngón chân có nguy cơ khó bảo tồn, có thể phải tháo bỏ ngón chân hoại tử.
ThS.BS Lý Thị Thơ, Trưởng Khoa Nội thận khớp cho biết: gần như tất cả các bệnh nhân suy thận phải chạy thận lọc máu ở khoa cũng đều có thời gian dùng thuốc nam kéo dài. Có nhiều người quan niệm sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) là an toàn và tốt cho sức khỏe. Điều này đúng, song chưa đủ. Thời gian gần đây, tình trạng lạm dụng và ngộ độc thuốc đông y ngày một gia tăng trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Bệnh nhân hay đi bốc thuốc để chữa trị các bệnh gan mật, thận tiết niệu, cơ xương khớp, ung thư… Thậm chí, nhiều bệnh thông thường như viêm dạ dày, dị ứng... và có khi còn bốc thuốc để dưỡng thai.
Trong khi đó, các tài liệu y học cho thấy một số nguy cơ hay gặp khi tự ý sử dụng thuốc đông y là:
- Tử vong ngay: Nhầm vị thuốc với cây lá ngón, cà độc dược, nấm độc…
- Ngộ độc nặng, suy đa tạng: Bệnh nhân có thể suy gan, suy thận cấp, rối loạn đông máu, thường sẽ gây tử vong nếu không lọc máu kịp thời.
- Làm tiến triển nhanh tình trạng xơ gan, suy thận đến giai đoạn cuối.
- Dị ứng toàn thân, gây hen phế quản do co thắt cơ trơn phế quản.
- Chảy máu đường tiêu hóa, loét đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa kéo dài, rối loạn hấp thu gây suy kiệt.
- Ức chế, rối loạn tủy xương gây suy tủy xương.
- Phản ứng tại chỗ: Sưng nóng đỏ, nặng có thể nhiễm trùng, hoại tử vùng đắp thuốc, có thể phải nạo vét, phẫu thuật cắt bỏ vị trí đắp thuốc...
Thuốc đông y còn gây nhiều tác dụng phụ khác khi bị quá liều, ngộ độc. Do đó, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế có uy tín để khám và điều trị vì sức khỏe của bản thân.
Bên cạnh đó, còn một số lý do được các chuyên gia y tế đưa ra để người bệnh cân nhắc sử dụng khi sử dụng thuốc đông y, đó là:
- Thuốc đông y khó kiểm soát được hoạt chất: Thuốc đông y bao gồm nhiều vị thuốc khác nhau, mỗi vị thuốc có thể có tác dụng điều trị, tác dụng không mong muốn và độc tính khác nhau. Việc phối hợp thuốc không đúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng tác dụng phụ và độc tính.
- Thuốc đông y khó kiểm soát được liều dùng: Đơn vị tính thường là thang thuốc, việc định lượng liều rất mơ hồ, ranh giới giữa liều điều trị và liều độc không rõ ràng.
- Thuốc đông y được sấy khô, bảo quản tránh ẩm mốc từ lưu huỳnh, thủy ngân, thậm chí có cả các kim loại nặng như chì, arsenic gây độc tế bào, rối loạn chuyển hóa cấp độ tế bào.
- Nhiều "ông lang" vì lợi ích cá nhân trộn thuốc tây vào để tăng hiệu quả điều trị nên dễ bị quá liều cả hai, chưa kể các thuốc đông tây y phản ứng với nhau tạo ra chất độc hại cho người sử dụng.
- Sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng như bị nấm mốc dễ gây ung thư. Hiện nay, nguồn dược liệu trong nước giảm, tỷ lệ thuốc nhập từ Trung Quốc về cao luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường…
Vì vậy, khi người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, nên đến khám thầy thuốc chuyên khoa y học dân tộc được đào tạo bài bản, nguồn gốc thuốc rõ ràng, chất lượng thuốc đảm bảo về màu sắc, thành phần, theo các bài thuốc gia giảm phù hợp. Khi cảm thấy cơ thể không thoải mái, sức khỏe có vấn đề, hãy đến những cơ sở y tế hiện đại hoặc chuyên khoa để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị chính xác, không nên nghe theo những người không có chuyên môn kẻo "tiền mất tật mang".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.