Có 3 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm hay gặp như thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các độc tố của chúng; thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị, hóa chất chống sâu mọt vượt ngưỡng quy định; thực phẩm tự nó có chứa độc chất (cá nóc, gan cóc, trứng cóc, vỏ sắn, nấm độc, lá ngón…) hoặc thực phẩm bị nhiễm độc các hóa chất do ô nhiễm môi trường như thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc như: kim loại (asen, kẽm, chì...).
Vì có nhiều tác nhân gây độc nên triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng khá đa dạng. Tùy vào loại nguyên nhân gây độc mà triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sớm sau vài giờ hoặc muộn trong một vài ngày. Hầu hết các triệu chứng thường là bắt đầu từ đường tiêu hoá, người bệnh xuất hiện đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị, vùng quanh rốn kèm nôn và đi cầu phân lỏng nhiều lần, đôi khi trong phân có lẫn máu. Người bệnh có thể có sốt hoặc vã mồ hôi, lạnh chi. Nếu ngộ độc nặng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu mất nước, trụy mạch, co giật…, đặc biệt là đối với trẻ em, người già.
Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.
Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ các bệnh tật nguy hiểm khác.
Bác sĩ Trần Thượng Dũng – Trưởng khoa Khám bênh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết: "Khi có những dấu hiệu ngộ độc, gia đình cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng, thậm chí gây tử vong. Nếu các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết lượng thức ăn còn ở dạ dày bằng cách dùng tay móc họng nhẹ nhàng tránh làm xây xát họng trẻ hoặc lông gà ngoáy họng, để kích thích gây nôn. Phải để người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên tránh gây sặc lên mũi, xuống phổi dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em. Trong quá trình gây nôn, phải luôn dùng khăn để lau chùi. Đồng thời cần cho người bệnh uống nhiều nước nước dừa, nước cháo, nước oresol…, đối với trẻ còn bú, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ".
Trong mùa nắng nóng, cần duy trì chế độ ăn uống đủ đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh để tăng cường sức khỏe và phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Cần hạn chế những loại thức ăn dễ gây ngộ độc như các món gỏi, nộm, thực phẩm sống, không ăn uống tại các quán bên vỉa hè, ven đường, các quán ăn có bàn ghế, bát đĩa không sạch sẽ.
Đồng thời cần thực hiện tốt một số biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm như chọn mua thực phẩm: thịt, cá, ra còn tươi sống, không ươn, không dập nát. Không dùng những thực phẩm ôi, thiu, không rõ nguồn gốc, thực phẩm đóng chai, đóng gói đã hết hạn sử dụng. Không ăn những thức ăn lạ: nấm lạ, cá, rau quả lạ, những thức ăn có mùi lạ, màu sắc lạ… Phải nấu chin các loại thức ăn ở nhiệt độ thích hợp.
Những thực phẩm chưa dùng ngay cần được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh: rau quả để ở ngăn mát. Phải rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn. Rửa sạch và bảo quản sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức thẩm cũng như bát đĩa dùng hàng ngày. Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.