Những ngày đầu năm 2015, một tín hiệu vui cho những gia đình người bệnh khi Bệnh viện Nhi T.Ư là một trong 3 bệnh viện cam kết không còn tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép.
Trước đây, tình trạng quá tải khá trầm trọng ở BV Nhi T.Ư, đặc biệt là Khoa Hô hấp và Tim mạch, bệnh nhân phải nằm ghép 2 tới 3 người/giường chưa kể người nhà kèm theo. Tuy nhiên, 3 tháng cuối năm 2014 và những ngày đầu năm này, mặc dù lượng bệnh nhân tăng do thời tiết lạnh nhưng không còn cảnh bệnh nhi nằm ghép giường. Đây là thành công bước đầu của BV Nhi T.Ư cho mục tiêu “đến hết năm 2015 cơ bản không còn tình trạng bệnh nhân nằm ghép và mỗi bác sĩ không khám quá 50 người bệnh trong 8 giờ làm việc” mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa đưa ra.
Tại Khoa Tim mạch, chị Đào Thị T ở Nghệ An có con 3 tuổi bị hở động mạnh vành đang điều trị nội trú cho biết: “Ở đây mỗi cháu được nằm một giường, khoa phòng sạch sẽ thoải mái, lại được bác sĩ quan tâm nhiều hơn”.
Chị Nguyễn Thị T ở Thái Nguyên, hơn một năm nay phải ra vào BV này nhiều lần do con bị bệnh tim bẩm sinh, chia sẻ: “Trước đây có lúc cháu phải nằm ghép 2 bé/giường. Giờ BV mở thêm khoa phòng, đặc biệt lúc nào cũng có 1 đến 2 giường để trống cho bệnh nhi cấp cứu, nên các cháu không phải nằm ghép nữa”.
Theo bác sĩ Trần Kinh Trang, Phó Trưởng Khoa Tim mạch, BV Nhi T.Ư, từ tháng 4/2014 và những năm trước, tình trạng quá tải ở BV Nhi là vấn đề nóng hổi khi bệnh nhân phải nằm ghép 3-4 trẻ/giường. Với những biện pháp đồng bộ của Ban Giám đốc, tình trạng quá tải đến nay không còn nữa.
Đối với các bệnh lý tim mạch, bệnh nhi thường bị thiếu oxi và phải dùng máy thở. Tuy nhiên mỗi giường bệnh chỉ cắm được 1 đầu ra của máy nên rất khó khăn cho công tác điều trị nếu bệnh nhân phải nằm ghép. Ngoài ra, sức đề kháng của những bệnh nhi này thường rất kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như hô hấp, tiêu chảy, hay các bệnh truyền nhiễm như sởi...
Để giảm tải, khoa Tim mạch đã mở thêm khoa Hồi sức tim với 40 giường và khoa điều trị thêm 6 giường. Cùng với các biện pháp khác như giải quyết nhanh thủ tục ra viện, không để bệnh nhi nhập viện ồ ạt nếu chưa thực sự cần thiết, rút ngắn thời gian điều trị, một số bệnh nhân bệnh nhẹ thì chuyển về tuyến dưới.
TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư: Biện pháp bền vững đưa đến sự an toàn cho người bệnh
Tiến sĩ Trần Minh Điển
* Thưa ông. Được biết BV Nhi T.Ư là một trong 3 bệnh viện đã cam kết sẽ không còn nằm ghép trong năm 2015. Ông có thể thông tin cụ thể về vấn đề này?
Trong 3 tháng cuối năm 2014 và những ngày đầu năm 2015, BV Nhi TƯ đã hết sức cố gắng phấn đấu đạt chỉ tiêu không để bệnh nhân nằm ghép. Với lượng bệnh nhân trung bình mỗi ngày 2.500 trẻ, có hôm lên tới 2.700 hoặc 3.000 trẻ đến khám bệnh. Tình trạng nằm ghép ở BV Nhi T.Ư đã giảm từ 120% xuống còn 95-97% trên tổng số giường thực kê.
*Vậy BV Nhi đã áp dụng những giải pháp giảm tải nào trong thời gian qua, thưa ông?
BV Nhi T.Ư đưa ra 3 giải pháp, cụ thể: Một là, quản lý tốt công tác khám chữa bệnh, 2 nhóm đơn vị thực hiện chính là phòng khám và khu vực nội trú của BV.
Vấn đề quản lý ở phòng khám, chúng tôi đưa ra những nhân lực tốt nhất, đảm bảo hiệu quả từ khâu đón tiếp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính. Đặc biệt, đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng biết sàng lọc và phân loại trường hợp nào cho nằm viện, trường hợp nào chuyển được về tuyến dưới và trường hợp nào có thể hướng dẫn tự điều trị tại nhà.
Về khu vực nội trú, chúng tôi kiểm soát số lượng bệnh nhi để gửi số liệu tới các khoa lâm sàng và Ban Giám đốc để phân tích mức độ bệnh để điều chuyển đến các khu vực cho phù hợp, đưa ra những phác đồ điều trị tốt nhất cho trẻ.
Ngoài ra, văn hóa giao tiếp ứng xử của mỗi cán bộ nhân viên vừa mềm dẻo vừa cương quyết để cùng gia đình người bệnh đạt được mục đích tốt nhất là sức khỏe của người bệnh.
Hai là triển khai các chương trình nâng cao năng lực cho các tuyến dưới, đặc biệt là chương trình bệnh viện vệ tinh và chương trình đề án 1816, đồng bằng sông Hồng, và một số dự án của Nhà nước để nâng cao năng lực tuyến cơ sở.
Ba là, mở rộng thêm phòng bệnh, kê thêm giường bệnh là công việc được thực hiện tốt trong năm 2014, tuy nhiên việc cố gắng mở rộng khoa và kê thêm giường tại BV Nhi T.Ư để mỗi trẻ một giường mới chỉ là giải pháp tạm thời không mang tính bền vững còn nhiều nguy cơ khi số lượng giường bệnh trên diện tích hẹp như nguy cơ nhiễm trùng chéo tại bệnh viện.
Về biện pháp giảm tải lâu dài và bền vững khi số buồng bệnh được đảm bảo tốt nhất thì tới đây, BV sẽ hoàn chỉnh để vận hành khu nhà hợp khối 15 tầng với dự kiến làm cơ sở 2. Theo dự kiến, ngày 27/2/2015, chúng tôi sẽ mở rộng khu vực tầng 1, 2, 3. Với khu vực tầng 1 là khoa khám bệnh và khoa cấp cứu với khoảng 50 phòng khám và 70 giường bệnh cho khu cấp cứu. Đến giữa năm 2015, chúng tôi sẽ mở hết toàn bộ khu nhà đó với tổng số 800 giường bệnh nữa, đảm bảo đủ không gian và các điều kiện về trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho người bệnh.
Vì vậy, việc đưa ra giải pháp đồng bộ và quyết liệt có hiệu quả lâu dài và bền vững cho vấn đề giảm tải bệnh viện là cần có sự kết hợp giữa 3 yếu tố trên.
* Còn về đề án nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến dưới, hiện Bệnh viện thực hiện ra sao?
Việc nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến dưới thông qua đề án 1816, đề án bệnh viện vệ tinh là giải pháp tối ưu để sàng lọc bệnh nhân ngay từ tuyến cơ sở. Đây sẽ là tiền đề giúp các bệnh viện tuyến dưới tạo dựng niềm tin với người bệnh.
Năm 2014, đã có 600 lượt bác sĩ điều dưỡng đến học tại BV Nhi T.Ư và có 300 lượt bác sĩ, điều dưỡng của BV Nhi T.Ư về giảng dạy và trực tiếp làm việc cho các BV Nhi và Sản Nhi, khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh khu vực phía Bắc, do vậy một trong những chỉ số đo lường như số phẫu thuật loại nhẹ của BV Nhi năm 2014 so với năm 2013 đã giảm hơn 30%. Hiệu quả của giảm tải cũng là để hướng đến người bệnh, người bệnh được hưởng các dịch vụ y tế tốt, phù hợp mức độ bệnh, an toàn người bệnh ở các mức độ phân tuyến bệnh viện khác nhau.
*Xin cảm ơn ông!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.