Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, sán dải lợn có thể gây bệnh ở người dưới 2 dạng khác nhau là bệnh sán dải lợn trưởng thành và bệnh ấu trùng sán dải lợn, cụ thể:
Bệnh sán dải lợn trưởng thành: Người bị bệnh do ăn phải thịt lợn có nang sán (lợn gạo) chưa được nấu chín. Nang sán sau khi nuốt vào đường tiêu hóa sẽ nở ra ấu trùng, trưởng thành và ký sinh ở ruột non. Phần đầu sán có các giác hút và móc để bám vào thành ruột để hấp thu chất dinh dưỡng.
Nhiễm sán dải lợn trưởng thành thường không có triệu chứng rõ rệt, có thể người bệnh bị đau bụng, rối loạn hấp thu, suy nhược cơ thể… Những đốt sán già ở cuối cơ thể con sán có thể tự đứt ra và đào thải qua phân. Thường người bệnh có thể phát hiện hàng ngày các đốt sán rời rạc hoặc một đoạn các đốt dính liền ra theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít).
Bệnh ấu trùng sán dải lợn: Đa phần bệnh ấu trùng sán dải lợn là biến chứng của bệnh nhiễm sán trưởng thành. Những đốt sán già rụng đi và nằm trong đường tiêu hóa bệnh nhân, nếu như có rối loạn nhu động ruột, đốt sán có thể bị đẩy ngược lên dạ dày. Đốt sán sẽ bị vỡ ra và phóng thích từ 30.000 - 50.000 trứng tại dạ dày, các trứng được hấp thu vào máu, theo vòng tuần hoàn đi đến các cơ quan rồi tạo thành rất nhiều các nang chứa ấu trùng. Nuốt phải trứng sán dải lợn qua đồ ăn thức uống cũng có thể gây bệnh ấu trùng, tuy nhiên trong trường hợp này, số lượng nang sán rất ít.
Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ, có thể sờ thấy dưới da có những u nhỏ bằng hạt đậu, không ngứa, không đau. Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị đau đầu, động kinh, yếu liệt hoặc hôn mê. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây giảm thị lực hoặc mù.
Điều trị sán dải lợn bằng cách nào?
Điều trị các thuốc xổ giun sán thông thường sẽ không tiêu diệt được sán dải lợn. Người bệnh nên đi khám chuyên khoa ký sinh trùng để có chỉ định điều trị đúng.
Để điều trị sán dải lợn trưởng thành có thể dùng thuốc ngắn ngày. Tuy nhiên, điều trị bệnh ấu trùng sán dải lợn phải dùng thuốc đến nhiều tuần lễ và có thể phải lặp lại nhiều lần. Các thuốc điều trị ký sinh trùng thường có nhiều tác dụng phụ khi điều trị dài ngày, vì vậy người bệnh không nên tự mua thuốc uống.
Khi nào cần xét nghiệm sán dải lợn?
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán lợn trưởng thành là xét nghiệm phân tìm trứng sán, hoặc định danh đốt sán nhìn thấy trong phân. Chỉ định xét nghiệm phân khi người bệnh thấy trong phân có vật thể lạ không chắc là đốt sán, hoặc khi có những triệu chứng ở đường tiêu hóa nghi ngờ do nhiễm ký sinh trùng. Xét nghiệm phân để tìm trứng, ấu trùng các loại ký sinh trùng đường ruột, kể cả trứng sán dải lợn.
Xét nghiệm máu là xét nghiệm tìm kháng thể đối với ấu trùng sán dải heo để định hướng chẩn đoán sau khi có những bằng chứng khác nghi ngờ bệnh ấu trùng. Không dùng xét nghiệm máu để tầm soát bệnh vì kết quả dù dương tính cũng không xác định thời gian mắc bệnh.
Để hình thành chẩn đoán một bệnh ký sinh trùng, bác sĩ cần thu thập nhiều thông tin từ việc hỏi bệnh, tìm hiểu về dịch tễ, tiền sử bệnh, đến việc thăm khám kỹ lưỡng để phát hiện các triệu chứng gợi ý, nếu hướng tới một bệnh nào đó bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm hoặc làm thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác phù hợp. Khi nào nghĩ đến nguyên nhân do ký sinh trùng mới chỉ định xét nghiệm ký sinh trùng để củng cố chẩn đoán.
Cách phòng ngừa bệnh sán dải lợn
Để đề phòng bệnh sán dải lợn, người dân không ăn nên thịt lợn tái, sống. Trong lúc chế biến thực phẩm nếu thấy trong thịt lợn có các nang ấu trùng giống như hạt gạo, phải tiêu hủy đi.
Nếu nghi ngờ có đốt sán trong phân, người dân nên đi khám để được điều trị sớm và triệt để nhằm ngăn ngừa biến chứng bệnh ấu trùng. Phân người bệnh phải được quản lý tốt, không đi bừa bãi, là nguồn lây bệnh cho lợn. Không nuôi lợn thả rong để tránh tiếp xúc mầm bệnh từ môi trường.
Ngoài ra, để phòng nguy cơ nhiễm trứng sán, người dân nên dùng các loại đồ ăn, thức uống sạch, đã được nấu chín.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tính đến tuần 47.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.