Trong các bệnh ngoại khoa nói chung và phẫu thuật dạ dày nói riêng, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Dinh dưỡng đúng góp phần giúp người bệnh vượt qua cuộc phẫu thuật mất máu, mất dịch thể và nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế các biến chứng.
Theo các bác sĩ Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, về dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày có thể chia làm 3 thời kỳ:
Dinh dưỡng trước khi phẫu thuật
Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, chế độ ăn giai đoạn này cần tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân đủ sức trải qua phẫu thuật, đảm bảo:
Nhiều protein: có trong các chế phẩm thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau họ đậu đỗ… vì quá trình phẫu thuật làm cho cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, do viêm, nhiễm khuẩn…
Nhiều glucid: có trong các chế phẩm chứa tinh bột như gạo, mì, bún phở… Glucid cung cấp năng lượng và làm cho gan tích trữ được nhiều glycogen, bảo vệ gan khỏi bị tổn thương khi dùng thuốc mê.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cao ít nhất 1 tháng đối với bệnh nhân suy kiệt nhiều.
Dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật
Chú ý đảm bảo giảm bớt cặn bã trong ruột, tránh nôn và chịu đựng được thuốc mê.
Thời gian chuẩn bị phẫu thuật thường là 1 ngày (24h), thời gian này không cần phải nhịn ăn nhưng cần lưu ý:
- Ngày hôm trước phẫu thuật: nên cho ăn nhẹ để giảm tải bộ máy tiêu hóa, thức ăn mềm, ít chất xơ. Bữa chiều ăn ít hơn bữa trưa.
- Sáng hôm phẫu thuật: bệnh nhân phải nhịn ăn, chỉ uống nước đường hoặc một ít nước lọc.
Dinh dưỡng sau phẫu thuật
Thời kỳ này đòi hỏi có chế độ ăn đặc biệt, phù hợp với thể trạng từng bệnh nhân.
- Giai đoạn đầu: 1 - 2 ngày sau mổ.
Quan điểm trước đây chưa cho bệnh nhân ăn bằng đường tiêu hóa ở giai đoạn này, chờ bệnh nhân trung tiện mới bắt đầu cho ăn, chủ yếu là bù nước và điện giải cung cấp glucid đảm bảo lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể và làm giảm giáng hóa protein. Có thể truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp đường và điện giải, cho uống rất ít, nếu bệnh nhân bị trướng bụng nặng thì không nên cho uống.
Ngày nay người ta thấy rằng cho ăn muộn không có lợi ích cho bệnh nhân. Nếu không cho ăn đường ruột sớm thì các tế bào đường ruột có thể bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu qua ruột vào máu. Nuôi dưỡng đường ruột sớm còn mang nhiều lợi ích khác cho bệnh nhân: tăng cường sức đề kháng, giảm giáng hóa protein…
- Giai đoạn tiếp theo: ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau phẫu thuật.
Cho ăn tăng dần và giảm lượng dịch truyền. Khẩu phần ăn tăng dần năng lượng và protein. Bắt đầu từ 500kcal và 30 gam Protein, sau đó cứ 1 - 2 ngày tăng thêm 250 - 500kcal cho đến khi đạt nhu cầu năng lượng khuyến nghị hàng ngày.
Cho ăn làm nhiều bữa trong ngày. Trong giai đoạn này bệnh nhân còn chán ăn nhiều do vậy cần tích cực động viên bệnh nhân ăn.
Dùng các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng dễ tiêu hóa, hấp thu như sữa, trứng, thịt mềm, cá nạc. Ăn thức ăn mềm, hạn chế thức ăn có nhiều chất xơ.
- Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ. Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ calo và protein để vết thương mau lành. Đây là chế độ ăn nhiều protein và năng lượng. Protein có thể lên tới 120 - 150g/ngày và năng lượng có thể lên tới 2.500 - 3.000kcal/ngày. Khẩu phần này cần được chia nhiều bữa trong ngày. Ăn các loại hoa quả để tăng cường vitamin nhóm B và nhóm C.
Việc nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa cho bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày được khuyến cáo nhằm giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, tăng cường sức đề kháng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.