Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính năm 2016, có khoảng 10,4 triệu người mắc lao (1 triệu ca lao trẻ em), gây tử vong khoảng 1,3 triệu người bị bệnh lao không nhiễm HIV và 374.000 bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV. Hơn 95% số người tử vong do lao là ở các nước đang phát triển.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất, đồng thời, đứng thứ 13 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và có 13.000 người chết do lao.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đồng Nai, bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Khi một người mắc bệnh lao phổi ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ có thể lan truyền vi khuẩn lao vào trong không khí, nơi vi khuẩn lao có thể tồn tại đến 6 giờ. Một người mắc bệnh lao phổi không được điều trị có thể lây truyền cho từ 15 người khác trong một năm.
Người nhiễm lao có nguy cơ bị bệnh lao 10% trong suốt cuộc đời, những đối tượng có suy giảm miễn dịch nhiễm lao có nguy cơ bị bệnh lao cao hơn. Trong đó, người mắc bệnh HIV/AIDS có nguy cơ bị bệnh lao cao gấp 30 lần người không nhiễm HIV.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì người bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao mới ở Việt Nam đạt trên 90%. Nếu phát hiện trễ, điều trị không đúng dễ thất bại, hoặc dẫn tới tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm cho bệnh nhân và cho cộng đồng.
Bệnh lao phổi tuy không có triệu chứng đặc hiệu nhưng có những triệu chứng định hướng mà người bệnh nghi bị lao phổi có thể nhận biết để đi khám phát hiện sớm, đó là: ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra có thể: gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi "trộm" ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở.
Những đối tượng nguy cơ cao bị lao gồm: người nhiễm HIV; người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em; người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn; người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào; người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hóa chất điều trị ung thư…
Phòng bệnh lao là áp dụng các biện pháp nhằm:
Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao
Kiểm soát nhiễm khuẩn lao là sự kết hợp các biện pháp nhằm hạn chế tối thiểu nguy cơ lan truyền của bệnh lao trong cộng đồng: kiểm soát vệ sinh môi trường; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế: Khẩu trang thông thường ít có tác dụng bảo vệ nhiễm vi khuẩn lao. Những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao cần đeo khẩu trang bảo vệ hô hấp đạt tiêu chuẩn như loại N95 hoặc tương đương trở lên; giảm tiếp xúc nguồn lây.
Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao
Tiêm vaccin BCG (Bacille Calmette-Guerin): do Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia thực hiện nhằm giúp cho cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao.
Điều trị lao tiềm ẩn cho các đối tượng: tất cả những người nhiễm HIV (người lớn) đã được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao; trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ 0 - 14 tuổi có HIV sống cùng nhà với người bệnh lao phổi, những trẻ này được xác định không mắc lao.
Điều trị khỏi các ca bệnh để cắt đứt nguồn lây
Điều trị lao cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau:
- Phối hợp các thuốc chống lao: mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn), do vậy phải phối hợp các thuốc chống lao.
- Phải dùng thuốc đúng liều: nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến.
- Phải dùng thuốc đều đặn: các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.
- Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: tổng thời gian điều trị từ 6 - 8 tháng với bệnh lao không kháng thuốc và 9 - 20 tháng đối với bệnh lao kháng đa thuốc.
Bệnh lao ở nước ta vẫn còn nặng nề. Để Chương trình Chống lao quốc gia đạt hiệu quả cao và đẩy lùi bệnh lao cần có sự chung tay của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội trong việc phát hiện và điều trị bệnh lao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.