Trong các loại rau dành cho mùa nắng nóng, có lẽ rau lang là được ưa chuộng nhất với không chỉ một món chân phương là luộc mà còn xào, nấu canh, làm gỏi…
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận.
Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.
Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.
Rau lang lại rất dễ trồng, ở quê chỉ cần khoảnh đất, cắm cọng rau già xuống là sau khoảng hai tuần có rau ăn. Dùng tay ngắt nhẹ, chất nhựa màu trắng tứa ra, cái mùi thơm thơm dễ nhận biết. Nhà phố không sân muốn ăn rau lang chỉ cần ra chợ, loại rau bình dị này mùa nào cũng có, rẻ mà ngon.
Rau lang chứa loại protein độc đáo có hiệu quả chống ôxy hóa
Khoai lang chứa loại protein độc đáo có khả năng chống ôxy hóa (antioxidant) đáng kể. Nghiên cứu cho thấy các protein có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione - một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu trong tương lai nhưng những protein này đã giúp giải thích về những đặc tính chữa bệnh của khoai lang.
Chất liệu dinh dưỡng có giá trị
Hệ thống xếp hạng thực phẩm cho thấy khoai lang là loại thực phẩm truyền thống giàu chất dinh dưỡng. Củ khoai lang như là một nguồn vitamin A (dưới dạng beta-caroten) tuyệt vời, một nguồn vitamin C và mangan đáng kể.
Trong khoai lang còn có sản phẩm đồng, chất xơ rất tốt cho cơ thể, lượng cao vitamin B6, kali và sắt.
Giàu chất chống ôxy hóa
Với lượng đáng kể vitamin A (dưới dạng beta-caroten) và vitamin C, khiến khoai lang là thực phẩm chống viêm nhiễm có tác dụng phòng và chữa trị bệnh. Cả hai dạng beta-caroten và vitamin C có tiềm năng chống ôxy hóa lớn giúp hiệu quả cho cơ thể loại bỏ các gốc tự do.
Thành phần các gốc tự do có hóa chất gây thiệt hại cho các tế bào và màng tế bào và chúng kết hợp với sự phát triển của các điều kiện như vữa xơ động mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh tim, ung thư ruột. Ðiều này có thể giải thích tại sao cả beta-caroten và vitamin C giúp ích hiệu quả để ngăn ngừa các gốc tự do.
Từ những chất dinh dưỡng chống viêm, khoai lang có thể hữu ích trong việc giảm những khả năng phát sinh những bệnh viêm nhiễm, ví dụ như bệnh suyễn, viêm khớp, và viêm đa khớp dạng thấp. Ngoài ra, khoai lang là một nguồn vitamin B6 cần thiết để chuyển đổi homocysteine, một sản phẩm trong tiến trình “methylation” tạo ra acid amin quan trọng trong các tế bào thành các phân tử không gây hại. Khi homocysteine cao có liên quan làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Rau khoai lang chữa nhiều bệnh
Như đã phân tích ở trên, rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% - 1,97% nên có tác dụng nhuận tràng. Ngoài ra, rau khoang lang còn giúp trị mụn, thanh nhiệt, giải độc, quáng gà, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường...
Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc.
Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột. Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% - 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc.
Trị mụn: Lá khoai lang giúp hút mủ nhọt đã vỡ bằng cách dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn.
Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.