
Có thể hiểu đơn giản, tương tác thuốc là tác động qua lại giữa các vị thuốc xảy ra trong cơ thể khi dùng đồng thời dẫn đến những thay đổi về tác dung dược lý hoặc độc tính. Trong y học cổ truyền, có 7 trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền là đơn hành, tương tu, tương úy, tương ác, tương sử, tương sát và tương phản. Theo các chuyên gia lĩnh vực dược học, nếu không hiểu rõ những tình huống tương tác thuốc này và phối hợp các vị thuốc sai, bài thuốc có thể không hiệu quả và thậm chí là tác dụng ngược, gây nên những hậu quả khó lường cho người sử dụng.
Trong cuốn sách Dược học cổ truyền (NXB Y học), PGS.TS Phạm Xuân Sinh và TS Phùng Hòa Bình đã phân tích cụ thể về 7 trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền, từ đó giúp chúng ta có nhiều kiến thức hơn trong việc phối hợp thuốc hiệu quả. Cụ thể:
Trường hợp đơn hành (Tác dụng của một vị thuốc)
Đối với nhiều vị thuốc, chỉ dùng riêng nó cũng có thể phát huy được hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ, dùng riêng nhân sâm (độc sâm thang) cũng có tác dụng bổ khí, nhất là khi cơ thể ở trạng thái vô lực, thoát dương, mệt mỏi,… Một vị tam thất cũng có tác dụng chỉ huyết, bồi bổ cơ thể, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ. Một vị cà gai leo có hiệu quả chữa rắn độc cắn. Một vị kim ngân hoa cũng có tác dụng chữa mụn nhọt, mẩn ngứa,…
Trường hợp tương tu (Tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc)
Hai vị thuốc có tính giống nhau khi phối hợp lại thì tác dụng điều trị tốt hơn. Kim ngân hoa phối hợp với liên kiều giúp tăng sức thanh nhiệt, giải độc, dùng tốt trong các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Sinh địa phối hợp với huyền sâm sẽ tăng tác dụng lương huyết chỉ huyết. Hoàng liên dùng cùng liên tâm tăng tác dụng thanh tâm hỏa (giảm nhiệt trong cơ thể). Đại hoàng dùng cùng mang tiêu tăng tác dụng tả hạ (thông lợi đại tiện) lên nhiều so với dùng riêng từng vị.
Liên kiều, vị thuốc phối hợp với kim ngân hoa có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa (Hình minh họa: kraeuter-und-duftpflanzen.de)
Trường hợp tương úy (Ức chế độc tính của nhau)
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này ức chế tính độc của vị kia (nếu có) thì được gọi là tương úy. Ví dụ, bán hạ úy sinh khương: tức là khi vị thuốc bán hạ dùng với sinh khương, sinh khương sẽ làm mất đi tính kích thích họng của bán hạ, đồng thời làm hết tác dụng phụ của bán hạ như buồn nôn, lợm giọng. Chính vì vậy, trong chế biến, người ta dùng sinh khương để chế bán hạ. Bên cạnh đó, có nhiều vị thuốc khác cũng sẽ úy nhau khi dùng chung với nhau như nhân sâm úy ngũ linh chi, đinh hương úy uất kim, mang tiêu úy tam lăng, thủy ngân úy thạch tín, ô đầu úy tê giác…
Trường hợp tương ác (Kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)
Khi hai vị thuốc dùng chung, vị này kiềm chế tính năng của vị kia gọi là tương ác. Ví dụ cụ thể là hoàng cầm dùng với sinh khương: hoàng cầm vị đắng tính hàn, sinh khương vị cay tính ấm, khi dùng chung, tính hàn của hoàng cầm sẽ kiềm chế tính ấm của sinh khương.
Trường hợp tương sử (Tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị khác nhau)
Hai vị thuốc có tính và vị khác nhau, khi dùng chung, tác dụng sẽ tăng lên. Ví dụ liên kiều vị đắng tính hàn, ngô thùy du vị cay tính ấm, khi dùng chung, tác dụng cầm nôn (làm hết nôn) sẽ tăng lên do chúng có khả năng hạn chế dịch tiết nước bọt và dịch vị. Trên cơ sở đó, có thể chữa chứng ợ chua của bệnh đau dạ dày.
Trường hợp tương sát (Tiêu trừ độc tính của nhau)
Khi dùng phối hợp, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia: phòng phong trừ độc của thạch tín, đậu xanh trừ độc của ba đậu. Vì vậy, có thể vận dụng tương sát để giải độc khi bị ngộ độc thạch tín hay ba đậu.
Cây phòng phong có thể dùng để trừ độc của thạch tín (Hình minh họa: innerpath.com.au)
Trường hợp tương phản
Hai vị thuốc được gọi là tương phản nếu khi dùng phối hợp chúng sẽ gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể và sẽ gây thêm độc tính cho cơ thể. Ví dụ: ba đậu phản khiên ngưu, cam thảo phản cam toại, hải tảo và bạch cập phản bán hạ, bối mẫu qua lâu phàn ô đầu, đại kích phản nguyên hoa, các loại sâm phản lệ lô, tế tân bạch thược phản lệ lô.
Về nguyên tắc, các vị thuốc tương phản nhau thì không thể dùng chung với nhau. Đây là điều cần hết sức nắm vững bởi nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ví dụ, dùng tế tân với lệ lô sẽ gây mù mắt cho bệnh nhân, hoặc nguyên hoa là vị thuốc có khả năng lợi thủy nhưng khi dùng với cam thảo không những không có tác dụng lợi thủy mà còn làm tăng tính độc của nguyên hoa.
Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có những người đã lợi dụng tính chất tương phản của một số vị thuốc để chữa bệnh. Ví dụ, cam thảo phản cam toại nhưng người ta đã dùng chính hai vị thuốc này (trong bài cam toại tán) với mục đích trục đờm ẩm.
Như vậy, nếu tiến hành phối kết các vị thuốc, chúng ta cần khai thác mặt tốt của chúng vào việc chữa bệnh và chế biến thuốc, đồng thời phải hết sức tránh các trường hợp không nên như tương phản, tương ác để ngăn ngừa việc dùng thuốc không hiệu quả hay những hậu quả xấu có thể xảy ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là dịp lý tưởng để du lịch, vui chơi nhưng cũng là thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt, dễ gây mất nước và say nắng.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Không thể tránh hoàn toàn rượu bia trong một số dịp giao tiếp xã hội? Việc hiểu rõ và chủ động trong cách sử dụng rượu bia có thể giúp giảm thiểu tác hại lên cơ thể.
VTV.vn - Dị vật là 1 viên đạn kim loại vùi sâu trong hốc mũi bé trai, bị "bỏ quên" suốt 5 năm.
VTV.vn - Sáng 12/4, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 (LVAD - Heart Mate3) lần đầu tiên tại Việt Nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và điều trị thành công hai bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 56 tuổi, nhập viện vì buồn nôn, tê bì môi và chân tay, tụt huyết áp, đau bụng và buồn đi ngoài sau khi ăn một lượng lớn củ ấu tàu thay cơm khoảng một giờ.
VTV.vn - Thông tin được BSCKII. Võ Thị Đoan Thục, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu khu D, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sau 3 ngày tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân này.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 42 tuổi, vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong tình trạng lở loét, chảy dịch máu, ngứa rát toàn thân.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có chỉ đạo về việc tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Dù chỉ mới ra mắt thị trường Việt Nam nhưng "tân binh" Cielo Stellato không hề kém cạnh những thương hiệu "đàn anh" nhờ những tiêu chuẩn mới cho băng vệ sinh dạng quần.
VTV.vn - Mặc dù chưa chính thức bước vào mùa mưa, nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những diễn biến phức tạp.
VTV.vn - Hè đến cũng là thời điểm gia tăng các ca tai nạn do đuối nước ở trẻ tăng cao.
VTV.vn - Ho kéo dài nhiều tuần, cụ bà 79 tuổi, không ngờ nguyên nhân lại đến từ một đoạn kim loại nhỏ mắc sâu trong amidan trái.
VTV.vn - Vương Bảo của Dược phẩm Thái Minh được vinh danh “Sản phẩm tiền liệt tuyến hiệu quả số 1 Việt Nam” tại chương trình “Tự hào Thương hiệu Việt 2025”.