
Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã miễn phí 10 loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc bổ sung thêm 4 loại vaccine mới sẽ giúp nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Cụ thể, 4 loại vaccine sắp được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm:
Vaccine phòng bệnh do virus Rota: Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy rotavirus, nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ em. Tiêm 2-3 liều cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Vaccine rota đang được triển khai thí điểm một số tỉnh và dự kiến triển khai trên cả nước đến hết năm 2024.
Vaccine phòng bệnh do phế cầu (PCV): Ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn phế cầu. Lịch tiêm tùy theo loại vaccine và độ tuổi. Vaccine phòng bệnh do phế cầu dự kiến sẽ bắt đầu triển khai thí điểm tại năm tỉnh/thành phố trong năm 2025 và mở rộng triển khai ở các tỉnh thành phố vào năm 2030.
Vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung (HPV): Giúp bảo vệ phụ nữ khỏi virus HPV, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Vaccine HPV dự kiến bắt đầu triển khai trong tiêm chủng mở rộng năm 2026 miễn phí cho trẻ em gái độ tuổi 11.
Vaccine phòng bệnh cúm mùa (Influenza): Giảm nguy cơ mắc cúm, biến chứng cúm và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng cho trẻ từ 6 tháng tuổi, tiêm nhắc hàng năm. Vaccine phòng cúm mùa dự kiến triển khai từ năm 2030 tại 20 tỉnh/thành phố.
Riêng đối với vaccine HPV, hiện tại, Bộ Y tế đã mở rộng chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV cho người 27-45 tuổi, áp dụng từ ngày 10/5. Theo đó, thay vì giới hạn 9-26 tuổi như trước, Bộ Y tế cho phép người từ 27 đến 45 tuổi có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa.
Gardasil 9 là vaccine được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn; các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản; mụn cóc sinh dục gây ra bởi Human Papilomavirus (HPV). Vaccine này cũng được chỉ định cho bé trai và nam giới từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản hậu môn; các tổn thương bộ phận sinh dục ngoài (bao gồm cả mụn cóc sinh dục) gây ra bởi HPV.
Sẽ sớm đưa vaccine ngừa HPV và phế cầu vào tiêm chủng mở rộng
Mới đây, nhân dịp tham dự khóa họp lần thứ 77 Đại hội đồng Y tế thế giới, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế và Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã có buổi làm việc với bà Aurelia Nguyen, Giám đốc Chương trình của GAVI, để thảo luận về các hỗ trợ hiện tại và tương lai cho Việt Nam trong Chiến lược viện trợ các quốc gia có thu nhập trung bình trong giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đã đánh giá cao những đóng góp của GAVI và cá nhân bà Aurelia Nguyen đối với công tác tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Đối với viện trợ vaccine ngừa tiêu chảy do virus Rota, Bộ Y tế sẽ sớm tiếp nhận vaccine hỗ trợ và cùng với vaccine Rotavin sản xuất trong nước triển khai sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi trong quý 4-2024.
Phía GAVI cũng thông báo sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ triển khai hai vaccine mới cho Việt Nam là vaccine phế cầu và vaccine ngừa HPV phòng ung thư cổ tử cung. Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đã yêu cầu Chương trình Tiêm chủng mở rộng Việt Nam hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất GAVI hỗ trợ triển khai vaccine phế cầu cho trẻ em dưới 1 tuổi và vaccine phòng ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái từ 11 tuổi gửi GAVI trong tháng 9 năm nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh nhân N.N.T.(53 tuổi, Hà Nam) đến viện với tình trạng đau nhức mắt kéo dài, cảm giác cộm như có dị vật, chảy nước mắt liên tục và ngứa râm ran.
VTV.vn - Đây là hình ảnh sống động của hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện của Trung tâm Cấp cứu 115 và mạng lưới các trạm cấp cứu vệ tinh tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và xử trí kịp thời bé trai 13 tuổi, bị lưỡi câu móc sâu vào cẳng tay trái khi thực hiện động tác quăng cần.
VTV.vn - Bé trai 1 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng do virus hợp bào hô hấp (RSV), được bác sĩ cấp cứu kịp thời và hiện đã qua cơn nguy kịch.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Hà Nội) vừa phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 60 trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội có văn bản về việc thu hồi dược liệu Hoàng Kỳ không đạt tiêu chuẩn chất lượng (vi phạm mức độ 1).
VTV.vn - Theo thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận cấp cứu cụ bà N.T.T. (73 tuổi, Bắc Giang) trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, phải thở máy, huyết áp tụt nghiêm trọng.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công ca ghép thận thứ 2 nối dài sự sống cho người mắc suy thận giai đoạn cuối.
VTV.vn - Trong vòng chưa đầy một tuần, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng liên tiếp tiếp nhận các trường hợp có hành vi tự sát, tự hủy hoại cơ thể.
VTV.vn - Áp xe vú là một trong những biến chứng hậu sản khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
VTV.vn - Người bệnh nữ (68 tuổi, Phú Thọ), bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona. Người bệnh đi khám thì phát hiện có khối bất thường ở tim bên phải.
VTV.vn - Nam thanh niên đi khám do xuất hiện các triệu chứng tương tự cảm cúm, tuy nhiên, kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy hình ảnh bất thường ở vách ngăn mũi.
VTV.vn - Chương trình miễn phí sàng lọc trước sinh bệnh lý di truyền chậm phát triển tâm thần, tự kỷ sẽ diễn ra tại Nghệ An trong tháng 4, 5.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca bệnh tay chân miệng mức độ 4 nguy kịch, nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục.