World Bank: Dự trữ ngoại hối tăng chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam

Thùy An-Thứ hai, ngày 21/09/2020 16:42 GMT+7

(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

VTV.vn - Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng bất chấp tác động của việc giảm lượng kiều hối và thu nhập bằng ngoại tệ từ du khách nước ngoài

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), vào cuối tháng 8, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước là 92 tỷ USD, tăng so với mức 80 tỷ USD vào cuối tháng 12.

World Bank cho biết, mặc dù mức tăng này không cao như mức tăng cùng kỳ năm 2019, nhưng nó chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

World Bank: Dự trữ ngoại hối tăng chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 1.

World Bank cho biết mức dự trữ ngoại hối cao chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

"Việt Nam đã đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa cao kỷ lục và thu hút được dòng vốn FDI lớn cho dù có đại dịch. Hoạt động này đã giúp giảm thiểu tác động của việc giảm lượng kiều hối và thu nhập bằng ngoại tệ từ du khách nước ngoài", báo cáo của World Bank cho biết.

Theo đó, cán cân thanh toán của Việt Nam đã thể hiện tính chống chịu cao khi tỉ giá VND/USD được duy trì ở mức ổn định. Trong tháng 8, xuất khẩu của Việt Nam ổn định, tăng trưởng 1,42% (mỗi tháng (SA), nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm đáng kể, chỉ đạt khoảng 720 triệu USD trong tháng 8 so với 3,1 tỷ USD vào tháng 7 năm 2020. Việt Nam đã nhận được 19,5 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm 2020, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019.

World Bank: Dự trữ ngoại hối tăng chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 2.

Thặng dư thương mại hàng hóa cao kỷ lục đã giúp giảm thiểu tác động của việc giảm lượng kiều hối và thu nhập bằng ngoại tệ từ du khách nước ngoài (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Báo cáo của World Bank cũng nhấn mạnh, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 tại Việt Nam không thay đổi so với tháng 7 (100,1), nhưng tăng 3,2% so với năm ngoái. Tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 8 thấp hơn một chút so với những tháng gần đây, phản ánh sự ổn định về giá thực phẩm, năng lượng và phương tiện giao thông.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, báo cáo của World Bank cũng cho biết kinh tế trong nước tăng trưởng trong tháng 8 nhưng với tốc độ chậm hơn so với tháng 7 và thấp hơn nhiều so với tốc độ ghi nhận được vào một năm về trước.

Thống kê từ World Bank, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (NSA) tăng trưởng 2,1% trong tháng 8, so với 4,0% trong tháng 7. Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (SA) trong tháng 8 giảm 2,3%, so với 5,2% trong tháng 7.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước