TT-Huế: Khó khăn trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở đầm phá

Liên Thủy - Công Điền (VTV8)-Thứ sáu, ngày 09/06/2017 11:19 GMT+7

VTV.vn - Tình trạng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá lồng diễn ra tự phát, ồ ạt đã phá vỡ quy hoạch chung trong nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Dày đặc, chằng chịt... là tình trạng của các lồng cá tự phát tại vùng đầm phá thuộc thôn Trung Làng, xã Quảng Thái, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chỉ với 23ha mặt nước đã có 430 lồng nuôi cá trắm thương phẩm của 180 hộ nhưng khoảng cách giữ các lồng trên quá dày chỉ khoảng 2m, trong khi quy định là phải 5m để đảm bảo sự thông thoáng luồng lạch và môi trường nước lưu thông. 

Chính việc nuôi thủy sản tự phát đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt đầu ra sản phẩm của các hộ nuôi cũng trở nên bấp bênh khi cung vượt cầu.

Để giảm tải ô nhiễm môi trường cũng như kiểm soát dịch bệnh cho các đối tượng nuôi, vấn đề quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản luôn được các cấp, chính quyền quan tâm, triển khai. Tuy nhiên, bước đầu gặp nhiều khó khăn.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản tại các vùng đầm phá cần phải phát huy vai trò của Chi hội nghề cá trong việc tuyên truyền, phân tích những lợi ích của quy hoạch để bà con hưởng ứng; đồng thời, việc sắp xếp lồng nuôi, thống nhất vùng nuôi phải được triển khai đồng bộ, phù hợp để tránh quy hoạch chồng chéo, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của các hộ nuôi.

Phát triển kinh tế thông qua nuôi trồng thủy sản tại các vùng đầm phá là một hướng đi hiệu quả để ổn định sản xuất và đời sống, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của mô hình bà con cần chấp hành đúng quy hoạch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước