Thực hư cổ đông nước ngoài chi phối DN thương mại điện tử Việt

Trường Chinh (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 28/08/2019 17:05 GMT+7

VTV.vn - Nhìn sơ đồ đầu tư vào các doanh nghiệp TMĐT đang hoạt động tại Việt Nam, có thể thấy dấu ấn khá rõ của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc như Tencent, JD.com, Alibaba...

Trong đợt công bố các báo cáo tài chính Quý II/2019 có thông tin khiến dư luận đồn đoán đó là một doanh nghiệp nước ngoài đã gia tăng sở hữu, trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đầu ngành là Tiki. Phía Tiki sau đó đã lên tiếng phủ nhận việc này. Tuy nhiên, vụ việc lại một lần nữa đặt ra dấu hỏi về khả năng chi phối của khối ngoại hiện nay đối với thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Nhất là trong thời gian qua, các doanh nghiệp ngoại đã đổ nhiều vòng vốn chục triệu, trăm triệu USD cho những công ty thương mại điện tử Việt.

Theo công bố chính thức từ Tiki, hiện một doanh nghiệp công nghệ Việt Nam khác là VNG vẫn đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 24,6% cổ phần.

Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ nắm giữ cổ phần Tiki theo quốc gia, hiện khối ngoại đang chiếm đến 48,7% cổ phần của doanh nghiệp thương mại điện tử này. Trong đó, nhiều nhất là Trung Quốc với gần 26,2% cổ phần tại Tiki. Dù vậy, Tiki vẫn cho rằng, các nhà đầu tư chỉ hỗ trợ tài chính, không chi phối, can thiệp vào quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp thương mại điện tử Việt đầu ngành khác là Sendo cũng nhận được nhiều vòng vốn từ khối ngoại. Không tiết lộ tỷ lệ sở hữu cụ thể nhưng Sendo cho biết 2 doanh nghiệp ngoại là SBI Holding và Softbank hiện có tỷ lệ nắm giữ cổ phần Sendo chỉ đứng sau doanh nghiệp Việt FPT chiếm cổ phần lớn nhất.

Tiền trao cháo múc nhưng đại diện Sendo cho rằng cái quan trọng nhất mà nhà đầu tư muốn nhận về không phải là quyền chi phối mà đơn giản là lợi nhuận. Doanh nghiệp nhận đầu tư sẽ không cần phải đánh đổi quyền quyết định nếu chứng minh được năng lực qua các kết quả kinh doanh.

Giới đầu tư phân tích, với mức độ phát triển hiện tại của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt, 2 kịch bản có thể xảy ra trong tương lai. Một là doanh nghiệp khi phát triển đến một mức phù hợp sẽ chấp nhận bị mua bán sáp nhập. Hai là doanh nghiệp đủ năng lực để tiến tới IPO, niêm yết để trở thành công ty đại chúng.

Việc có bị chi phối hay không sẽ phụ thuộc vào việc nhà sáng lập lựa chọn giữa con đường mình cần nhà đầu tư hay để nhà đầu tư phải cần mình.

Nhìn vào sơ đồ đầu tư hiện nay vào các doanh nghiệp thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam, có thể thấy dấu ấn khá rõ của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc như Tencent, JD.com hay Alibaba...

Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, đây chỉ thực sự là vấn đề khi có doanh nghiệp tiềm lực lớn nào đó cố ý thâu tóm vì các mục đích phi thương mại. Còn nếu không, diễn biến này là bình thường với một nền kinh tế mở theo hướng số hóa như Việt Nam.

G20 thúc đẩy quản trị nền kinh tế số G20 thúc đẩy quản trị nền kinh tế số Kinh tế số là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Kinh tế số là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chuyển đổi số - Tương lai của kinh tế Việt Nam Chuyển đổi số - Tương lai của kinh tế Việt Nam

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước