Các dự báo được đưa ra trong bối cảnh giá dầu thời gian qua không có sự gia tăng đáng kể nào, bất chấp Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) từ tháng 10/2022 đã cắt giảm tới gần 3,7 triệu thùng/ngày.
Lợi nhuận quý I mới được công bố của tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Arabia Saudi Aramco cho thấy đã sụt giảm tới gần 20% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù đây vẫn là mức lợi nhuận tốt, đạt trên 30 tỷ USD. Tuy nhiên các số liệu cũng cho thấy giá dầu năm 2023 đang gặp nhiều yếu tố bất lợi và khó có thể đạt được mức cao như năm ngoái.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế mới đây cũng dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế Vùng Vịnh trong năm 2023 sẽ chỉ còn 2,9%, giảm đáng kể so với mức 7,7% trong năm 2022.
Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain của Kuwait. (Ảnh minh họa - Ảnh: Getty Images)
Hai nỗi lo chính đang đang phủ bóng thị trường dầu là khả năng hồi phục yếu hơn kỳ vọng của nền kinh tế Trung Quốc và sự sụt giảm của nền kinh Mỹ, đặc biệt là nỗi lo về trần nợ công.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân cũng được cho đang kiềm giữ giá dầu là việc những nhà tiêu thụ dầu hàng đầu của châu Á hiện nay như Trung Quốc hay Ấn Độ đang nhận được một nguồn dầu khá dồi dào, giá rẻ đến từ Nga.
Từ tháng 10/2022 tới nay, OPEC+ đã cắt giảm gần 4 triệu thùng/ngày, nhưng vẫn không đẩy giá dầu lên được bao nhiêu. Trong bối cảnh đó, Iraq, một trong những nhà sản xuất dầu chủ chốt của OPEC+, mới đây kêu gọi cơ chế này không cắt giảm sản lượng thêm nữa trong thời gian tới. Bởi với Iraq hiện nay, việc cắt giảm thêm đã là việc nằm ngoài khả năng. Các yếu tố đang đặt những dấu hỏi về tính hiệu quả trong bước đi cắt giảm dầu của OPEC+ thời gian qua.
Giá dầu tăng trở lại VTV.vn - Trong phiên giao dịch ngày 15/5, giá dầu WTI và Brent đều ghi nhận mức tăng hơn 1 USD, qua đó chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!