Sức ép từ thương mại điện tử xuyên biên giới

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 25/10/2024 18:08 GMT+7

VTV.vn - 50%, 70%, thậm chí 90% là những tỷ lệ giảm giá gây shock trong chiến lược thâm nhập vào thị trường Việt Nam của Temu - một sàn thương mại điện tử có nguồn gốc từ Trung Quố

Sự xuất hiện của một sàn thương mại điện tử mới tại Việt Nam đã tạo nên sức hút rất lớn đối với người tiêu dùng bằng cách thức giảm giá, tặng tiền cho người dùng thông qua hoạt động tiếp thị liên kết. Tuy nhiên, điều này cũng đã tạo nên sức ép không hề nhỏ đối với thị trường, đặc biệt là các nhà bán hàng trên các nền tảng trực tuyến.

50%, 70%, thậm chí 90% là những tỷ lệ giảm giá gây shock trong chiến lược thâm nhập vào thị trường Việt Nam của Temu - một sàn thương mại điện tử có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ông Trần Mạnh Dương - Gia Lâm, Hà Nội cho biết: "Tổng đơn hàng của tôi được giảm giá khoảng 70% - 80%. Điều này thực sự khiến tôi cảm thấy rất bất ngờ. Và khá hài lòng khi đặt hàng. Giá cả tôi nghĩ sẽ quan trọng hơn".

Sức ép từ thương mại điện tử xuyên biên giới - Ảnh 1.

Sự xuất hiện của các sàn xuyên biên giới có thể giúp nhà cung cấp những mặt hàng chất lượng từ Việt Nam bước ra thế giới

Người dùng hào hứng vì mua được hàng giá rẻ nhưng người bán hàng thì ngược lại. Cửa hàng này đã phải dừng bán hàng trên sàn thương mại điện tử để tìm hướng cải thiện tình hình kinh doanh.

Bà Trần Thu Thảo - Chủ cửa hàng thời trang The Peachy chia sẻ: "Một chiếc váy trung bình của bên mình là 800.000 đồng thì mình phải trả trên sàn khoảng 18%, cộng thêm các chi phí như mặt bằng, nhân viên, chi phí marketing, chi phí chạy quảng cáo, chi phí duy trì, chi phí sản xuất… Khi các phiên giảm giá trên sàn bắt buộc các nhà bán hàng phải đưa ra một deal tốt nhất cho người tiêu dùng. Tất nhiên, tất cả biên lợi nhuận sẽ bị giảm sút".

Theo các chuyên gia, dù khó khăn nhưng đây sẽ là vấn đề mà bất cứ người kinh doanh nào cũng phải chấp nhận đối mặt.

Ông Đỗ Hữu Hưng - Tổng giám đốc Accesstrade nhận định: "Nhiều sàn nữa sẽ xuất hiện ở Việt Nam nhiều hơn. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều hàng hoá, nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều nhà cung cấp hơn. Đối với những nhà bán lẻ, đặc biệt lợi thế local tại Việt Nam, chúng ta nên tập trung vào câu chuyện thương hiệu, câu chuyện hậu mãi…".

Ông Hưng cũng cho biết, mặc dù có mức giá rẻ hơn nhưng không có nghĩa là các sàn mới sẽ có lợi thế tuyệt đối bởi lẽ người dùng hiện nay cũng có những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi chất lượng tốt cả ở sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Do đó, nếu chủ động, sự xuất hiện của các sàn xuyên biên giới có thể giúp nhà cung cấp những mặt hàng chất lượng từ Việt Nam bước ra thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước