Thương vụ sáp nhập này cũng sẽ có tác động tích cực với ngành hàng không Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19. (Ảnh: Newshub)
Thương vụ này tạo nên hãng hàng không lớn thứ 10 thế giới về đội bay. Theo đó, Korean Air sẽ thâu tóm 30,77% cổ phần trong Asiana từ các chủ nợ của hãng này, trong đó chủ nợ chính là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB).
Ngay sau thương vụ này, Korean Air sẽ sáp nhập 2 hãng hàng không giá rẻ thuộc Asiana là Air Busan và Air Seoul với một hãng giá rẻ thuộc tập đoàn này.
Đại dịch COVID-19 đã khiến Asiana Airlines báo lỗ hơn 24 triệu USD trong 6 tháng đầu năm nay, trong khi nợ lên tới 10,3 tỷ USD. Tin tức về vụ sáp nhập giúp giá cổ phiếu của Asiana Airlines tăng gần 30% trong phiên giao dịch ngày 16/11.
Thương vụ sáp nhập sẽ tạo ra một trong 10 hãng hàng không lớn nhất thế giới tính theo số lượng máy bay. (Ảnh: Nikkei Asia)
Theo nhà phân tích Lee Han-joon của KTB Investment & Securities, thương vụ trên là tin tốt với Asiana Airlines. Còn Korean Air được hưởng lợi khi loại được đối thủ cạnh tranh là hãng hàng không lớn thứ hai Hàn Quốc. Bên cạnh đó, thương vụ sáp nhập này cũng sẽ có tác động tích cực với ngành hàng không Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đẩy các hãng bay toàn cầu rơi vào khủng hoảng.
Trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Asiana Airlines ra đời năm 1988, có đường bay tới 61 thành phố tại 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãng này cũng sở hữu hai hãng hàng không giá rẻ Air Seoul và Air Busan. 6 tháng đầu năm nay, Asiana Airlines báo lỗ 268 tỷ Won (gần 242 triệu USD), trong khi nợ lên tới 11.500 tỷ Won (10,3 tỷ USD).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!