Những hiệp định thương mại và hệ quả môi trường

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 28/08/2019 08:00 GMT+7

VTV.vn - Mới đây, Tổng thống Pháp Macron đã lên tiếng là sẽ không ký kết thương mại với Nam Mỹ nữa, nếu như các khủng hoảng môi trường và khí hậu không được giải quyết.

Tại Hội nghị G7 diễn ra cuối tuần qua ở Biarritz, Pháp, trên bàn thảo luận của các nguyên thủ quốc gia, đậu nành và thịt bò Nam Mỹ đã được nhắc tới nhiều lần. 

Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt bò nhiều nhất thế giới. Trong 20 năm qua, số lượng và giá trị thịt bò mà quốc gia này xuất khẩu đã tăng gấp 10 lần, với 3 công ty khổng lồ thâu tóm lĩnh vực này, JBS, Miberva và Marfrig.

Theo ông Romulo Batista - nhà nghiên cứu Greenpeace: "Chăn nuôi mật độ dày đặc là nguyên nhân chính dẫn đến việc tàn phá rừng Amazon. Hơn 65% diện tích rừng bị chặt phá đang được sử dụng để chăn thả bò".

Nếu hiệp định thương mại với EU được thông qua, Brazil sẽ được quyền xuất khẩu 99.000 tấn thịt bò một năm sang EU với mức thuế ưu đãi 7.5%. Điều này đồng nghĩa với việc cần thêm nhiều đất chăn thả và nhiều cây rừng ngã xuống.

Brazil cũng là quốc gia xuất khẩu hạt đậu nành nhiều nhất sang Mỹ nhưng thời gian qua, lượng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng vọt do thương chiến Mỹ - Trung. Năm 2018, Brazil xuất khẩu đậu nành ở mức kỷ lục hơn 83 triệu tấn.

Các nhà phân tích cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà thời kỳ phát triển vượt trội về kinh tế xuất khẩu của Brazil và các nước láng giềng lại trùng với thời gian rừng Amazon bị chặt phá với tốc độ nhanh chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước