Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Nhật Bản. (Ảnh: Forbes)
Các trụ cột của gói hỗ trợ này gồm: kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu; đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và lương thực ổn định; hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ các hộ gia đình đang gặp khó khăn.
Trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp lần này, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ chi 1.500 tỷ Yen để tăng mức trợ giá tối đa cho các nhà nhập khẩu và phân phối nhiên liệu; 1.300 tỷ Yen để hỗ trợ cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn; 1.300 tỷ Yen khác để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn vì giá cả hàng hóa leo thang và dịch bệnh.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn chi 500 tỷ Yen để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu thô và lương thực.
Để tài trợ cho gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng 1.500 tỷ Yen từ quỹ dự phòng cho các khoản chi khẩn cấp trong năm tài khóa 2022, cùng với 2.700 tỷ Yen từ ngân sách bổ sung sẽ được soạn thảo trong một vài tuần tới.
Gói kích thích kinh tế khẩn cấp được soạn thảo trong bối cảnh giá nhiên liệu, lương thực và nhiều mặt hàng khác đang tăng nhanh tại Nhật Bản, gây ảnh hướng lớn đến sức mua của người tiêu dùng và tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Nhật Bản, từ đó có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế.
Sau khi thông qua các gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh Chính phủ cần ngay lập tức thực hiện biện pháp hỗ trợ trong gói này nhằm đảm bảo phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Người Nhật Bản chật vật trong cơn bão giá VTV.vn - Đồng Yen liên tục mất giá, cùng với việc giá năng lượng thế giới tăng nhanh đã gây áp lực ngày càng lớn lên chi tiêu thực phẩm hàng tháng của các hộ gia đình Nhật Bản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!