Người dân Mỹ có tâm lý bi quan về kinh tế

VTV Digital-Thứ năm, ngày 31/10/2024 11:39 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù GDP của Mỹ tăng trưởng tốt nhưng cảm nhận của người dân Mỹ về nền kinh tế vẫn tiêu cực.

Theo ước tính gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay sẽ vượt xa các nền kinh tế tiên tiến khác như Đức, Pháp và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, trái ngược với các chuyên gia kinh tế, nhiều cử tri Mỹ lại tỏ ra kém lạc quan hơn hẳn.

Khảo sát được trang báo The New York Times thực hiện cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có 5 người mô tả nền kinh tế Mỹ hiện tại không hề tốt. Vậy tại sao lại có sự khác biệt trong đánh giá lạc quan của các nhà kinh tế và quan điểm bi quan của người dân Mỹ?

Thuật ngữ Vibecession - kết hợp giữa từ Vibe (tâm trạng tốt) và từ Recession (suy thoái) - mô tả trạng thái mất kết nối giữa những số liệu thống kê tích cực và cảm giác tiêu cực của người dân trong một nền kinh tế. Đây là cảm nhận của một bộ phận người dân Mỹ lúc này dù GDP tăng trưởng tốt.

"Tôi ổn. Nhưng tôi đang kiếm được đồng nào là tiêu hết đồng nấy mỗi tháng", anh Seth Read - Giáo viên, bang Virginia, Mỹ chia sẻ.

Chị Alyssa Gonzalez - bang Denver, Mỹ bộc bạch: "Tôi phải chấp nhận thực tế, đó là mọi thứ đang không tốt như bạn nghĩ".

Người dân Mỹ có tâm lý bi quan về kinh tế - Ảnh 1.

Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Trên thực tế, lạm phát dù giảm nhưng giá cả hàng hoá vẫn cao hơn so với thời điểm trước đại dịch. Một hộp ngũ cốc giá tăng 25% trong thời gian COVID-19, giá hạ vẫn rất chậm. Hay như 1 vỉ trứng 12 quả, giá tăng gấp 2 lần so với lúc dịch bệnh.

Người tiêu dùng gọi đó là lạm phát lòng tham - Greedflation. Là hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng bối cảnh kinh tế khó khăn để tăng giá bán lẻ một cách vô lý, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Thực tế giá nhiều mặt hàng cũng đã giảm thật. Nhưng người Mỹ gọi đây là giảm chiêu trò. Thuật ngữ Shrinkflation là hành động giữ nguyên giá, nhưng thu nhỏ kích thước hoặc khối lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi là giảm chất lượng sản phẩm.

Ông Olu Sonola - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Mỹ, Fitch Ratings cho biết: "Mặc dù lạm phát đã giảm xuống mức 2%, nhưng mọi người vẫn nhìn con số này dưới góc độ lạm phát tích lũy kể từ năm 2020. Để khiến giá cả giảm một cách rõ rệt mà người tiêu dùng có thể dễ dàng thấy là điều không dề dàng. Trên thực tế, lạm phát ở lĩnh vực dịch vụ vẫn ở mức khoảng 5%. Chi phí nhà ở là khoản chi lớn nhất mà hầu hết mọi người phải gánh. Khi giá nhà vẫn cao, mọi người sẽ không chú ý nhiều đến tăng trưởng kinh tế hoặc sức mạnh của thị trường lao động".

Trong bối cảnh các vấn đề kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Mỹ. Kết quả kinh tế Mỹ không như kỳ vọng có thể mang lại lợi thế hơn cho ứng cử viên Tổng thống Donald Trump. Nhưng cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn còn nhiều ẩn số.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước