Khủng hoảng giá thịt lợn: Ai đang được hưởng lợi?

VTV Digltal-Thứ sáu, ngày 15/05/2020 09:34 GMT+7

VTV.vn - Tờ Tiền phong sáng nay (15/5) đặt ra câu hỏi được đặc biệt quan tâm thời gian qua: Khủng hoảng giá thịt lợn: Ai đang được hưởng lợi?

Theo tính toán của một chủ lò mổ ở HN, mỗi ngày công ty C.P đang bán ra khu vực phía bắc 3.000-4.000 con lợn, nhưng mua được trực tiếp 70.000 đồng/kg là điều không tưởng, sau khi qua các loại cò trung gian, giá vẫn ở trên mức 90.000 đồng/kg. Như vậy, tính ra đội cò này đã ăn hơn 8 tỷ đồng/ngày, chỉ riêng khu vực phía Bắc. Đại diện Bộ NN&PTNT cho hay, có 1 số doanh nghiệp chăn nuôi lớn thậm chí còn không xuất hoặc hạn chế xuất lợn thịt nên càng gây hiệu ứng khan hàng.

Một con số gây sốc theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, đó là chỉ riêng chênh lệch giữa 2-5 khâu trung gian đã lên tới hơn 40%. Theo đại diện Bộ Công Thương, người tiêu dùng mua giá này là đắt, nhưng người chăn nuôi bán lợn ra thì lại cũng chả được lãi là bao, trong đó, khâu từ thịt móc hàm tới tay người tiêu dùng bán lẻ là hưởng chênh lớn nhất, khoảng hơn 30%. Trong khi đó, việc tái đàn để tăng nguồn cung, giảm giá bán vẫn gặp khó do còn khan hiếm lợn giống.

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công là 1 trong 5 mũi giáp công Thủ tướng đặt ra trong hội nghị với doanh nghiệp mới đây. Theo tờ Đầu tư, "hòn đá tảng" đã bắt đầu nhúc nhích khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, 1 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam cửa ngõ phía đông dự kiến sẽ khởi công vào cuối quý 3 năm nay. Nhìn tổng thể, dù trong bối cảnh dịch bệnh, tỷ lệ giải ngân đầu tư công tới hết tháng 4 là gần 19%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt hơn 17% dù điều đó có nghĩa vẫn còn tới hơn 600.000 trên tổng số 700.000 tỷ đồng đầu tư công cần phải tiêu hết từ nay tới cuối năm - một thách thức không nhỏ nhưng những biện pháp quyết liệt như điều chuyển vốn đối với dự án chậm triển khai hay chuyển từ hình thức PPP sang đầu tư công được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ giải ngân cho năm nay.

Bài viết trên tờ Diễn đàn doanh nghiệp sáng nay ghi nhận việc giảm lãi suất điều hành đã hỗ trợ nền kinh tế, tuy nhiên, vẫn chưa thể có tác động kéo giảm lãi suất cho vay ngay được bởi 3 lý do. Thứ nhất, các mức lãi điều hành chủ yếu để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, nhưng thanh khoản hiện nay vẫn rất dồi dào nên các tổ chức tín dụng chưa có nhu cầu lớn vay NHNN. Thứ 2, nguồn vốn mà NHNN bơm ra đều có kỳ hạn ngắn nên cũng không thể dùng cho vay được. Thứ 3, NHNN mới chỉ giảm trần lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, trong khi lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng vẫn neo cao. Trong khi đó, vướng mắc lớn nhất không ít doanh nghiệp đặt ra thời điểm này trước hết vẫn nằm ở khâu tiếp cận tín dụng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước