IEA tìm cách thiết lập các cơ chế ổn định giá khí đốt

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 14/07/2024 12:48 GMT+7

VTV.vn - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đang tìm cách ổn định giá khí tự nhiên hóa lỏng và tạo điều kiện bán khí đốt thừa cho các quốc gia thực sự cần.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine tiếp tục gây sức ép lên thị trường toàn cầu.

Thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có quy mô nhỏ hơn thị trường dầu thô, phần lớn nhiên liệu này được bán thông qua các giao dịch không chính thức. LNG, đóng vai trò then chốt cho nhu cầu điện của Nhật Bản, cũng khó dự trữ hơn, dẫn đến biến động giá mạnh hơn.

Ngay trong năm nay, IEA sẽ thành lập một tổ chức để chia sẻ và phân tích thông tin về việc mua bán và dự báo nhu cầu khí đốt của các quốc gia, đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho 31 quốc gia thành viên của cơ quan này.

Theo Viện Năng lượng Anh, các thành viên của IEA bao gồm Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Âu, chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt toàn cầu vào năm 2023. Sự minh bạch hơn về cung cầu của họ có thể cải thiện khả năng dự báo, hạn chế biến động quá mức của giá LNG và giảm chi phí mua sắm năng lượng.

IEA cũng sẽ xem xét việc xây dựng một khuôn khổ để các thành viên có nguồn cung dư thừa chia sẻ LNG trong các trường hợp khẩn cấp với các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt.

IEA tìm cách thiết lập các cơ chế ổn định giá khí đốt - Ảnh 1.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đang tìm cách ổn định giá khí tự nhiên hóa lỏng và tạo điều kiện bán khí đốt thừa cho các quốc gia thực sự cần.

Nhiều quốc gia châu Âu đang dự trữ khí đốt bằng các cơ sở lưu trữ ngầm dưới lòng đất tại các mỏ khí cũ. Khuôn khổ này có thể cho phép các cơ sở lưu trữ này ký kết hợp đồng cung cấp với các quốc gia đang phải hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, chẳng hạn như Nhật Bản, nơi Chính phủ đang khuyến khích khu vực tư nhân đảm bảo nguồn cung LNG dự phòng trong trường hợp khủng hoảng.

Khí tự nhiên thải ra ít carbon dioxide hơn than đá và được các quốc gia đang theo đuổi các nỗ lực giảm phát thải carbon như Mỹ và Nhật Bản ưu tiên. Nhưng giá LNG hiện tại cao hơn gấp đôi mức giá trung bình của 5 năm qua, ngay cả sau khi đã giảm đáng kể so với đỉnh điểm năm 2022, khi giá mặt hàng này tăng vọt do cuộc xung đột ở Ukraine.

Báo cáo thị trường khí đốt tháng 1/2024 của IEA cho thấy giá LNG giao kỳ hạn trên sàn TTF của Hà Lan cao gấp 2,5 lần mức trung bình trong giai đoạn 2016-2020. Giá LNG giao ngay của châu Á cũng cao hơn gấp đôi mức trung bình trong cùng kỳ.

Kế hoạch EU “hạ bệ” đế chế khí tự nhiên hóa lỏng của Nga liệu có suôn sẻ? Kế hoạch EU “hạ bệ” đế chế khí tự nhiên hóa lỏng của Nga liệu có suôn sẻ?

VTV.vn - Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về việc lần đầu tiên đưa khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga liên quan cuộc xung đột tại Ukraine.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước