Theo phân tích của các chuyên gia lâm nghiệp, mô hình trồng rừng gỗ lớn đang mang lại lợi ích kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững.
Hiện ngành chế biến đồ mộc xuất khẩu đang phát triển mạnh, tạo cơ hội tốt cho người trồng rừng, nâng cao lợi nhuận thông qua sản xuất gỗ xẻ. Các chuyên gia ngành lâm nghiệp cho biết, với việc sử dụng giống có nguồn gốc, chất lượng cây giống tốt cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý lập địa tốt, năng suất rừng có thể tăng lên gấp rưỡi so với rừng trồng quảng canh thông thường.
Nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh lên 8 - 10 năm, tỷ lệ gỗ lớn tăng, đem lại lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần so với trồng rừng sản xuất gỗ dăm. Theo Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đến năm 2020, diện tích vùng trồng rừng gỗ lớn trên cả nước vào khoảng 1,2 triệu ha.
Nguyên liệu "đè nặng" đồ gỗ xuất khẩu VTV.vn - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gỗ lớn thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á nhưng vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!