Hà Giang đẩy mạnh livestream bán hàng nông sản, thực phẩm Tết

Ánh Kim-Chủ nhật, ngày 02/01/2022 19:57 GMT+7

VTV.vn - Biến thách thức thành cơ hội, tại các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang, chính quyền địa phương đã định hướng người dân chủ động tìm đầu ra mới cho nông sản, thực phẩm Tết.

Những ngày qua, hình ảnh nông sản như mít, sầu riêng, thanh long… ùn tắc tại các cửa khẩu, phải quay lại bán trên nhiều tuyến phố Hà Nội, trở thành nỗi lo của người nông dân về tiêu thụ nông sản vụ Tết.

Không chỉ dịp Tết, này mà trong suốt 2 năm qua, các hộ sản xuất cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 khi giao thương bị hạn chế.

Dù vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi mới là buổi thứ 2 bán hàng trực tuyến, chị Khang (HTX Hải Khang, huyện Bắc Quang, Hà Giang) đã có thể nói khá tự tin trước màn hình điện thoại, giới thiệu thực phẩm của hợp tác xã (HTX).

Livestream 2 buổi 1 tuần với nhiều chương trình ưu đãi, HTX kỳ vọng việc bán hàng trực tuyến sẽ giúp sản lượng tăng khoảng 20% và có thể cao hơn trong tháng cao điểm Tết.

Hà Giang đẩy mạnh livestream bán hàng nông sản, thực phẩm Tết - Ảnh 1.

Đưa nông sản, thực phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các nền tảng trực tuyến đang mang lại sự chủ động khi tiếp cận thị trường.

"Tỉnh đã hỗ trợ, hướng dẫn livestream bán hàng, rất có triển vọng", chị Nguyễn Thị Khang, HTX Hải Khang, huyện Bắc Quang, Hà Giang, cho biết.

Chủ động tiếp cận công nghệ, bà con sản xuất nông sản, thực phẩm huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang dường như có một hình ảnh mới, như trở thành người livestream bán hàng trực tuyến hay đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, đảm bảo đầu ra trong bối cảnh dịch bệnh.

Thông qua các sàn thương mại điện tử, hơn 100 tấn cam của HTX nông dân trồng cam sạch xã Vĩnh Phúc đã được bán ra. Tín hiệu mừng khi loại nông sản chủ lực của huyện Bắc Quang đang vào chính vụ, phục vụ thị trường Tết.

Đưa nông sản, thực phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các nền tảng trực tuyến đang mang lại sự chủ động khi tiếp cận thị trường, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của từng hộ sản xuất.

"Sản phẩm của người dân đến trực tiếp với người tiêu dùng nên giá thành có xu hướng giảm giúp kích cầu tiêu thụ. Người dân khi bán sản phẩm phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình", ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Hà Giang, cho hay.

Hiện chính quyền huyện Bắc Quang đang tiếp tục hỗ trợ các hộ dân gia tăng các loại nông sản, thực phẩm chủ lực đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, đồng thời hỗ trợ tem nhãn. Đây được xem là những yếu tố quan trọng, quyết định thành công khi đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử.

Ùn ứ cửa khẩu: Trăm xe nông sản “cực chẳng đã” quay đầu, bán rẻ giải cứu Ùn ứ cửa khẩu: Trăm xe nông sản “cực chẳng đã” quay đầu, bán rẻ giải cứu

VTV.vn - Việc quay xe lại thị trường nội địa tiêu thụ, theo anh Hiệp, đơn vị chuyên xuất khẩu thanh long, DN sẽ phải chịu lỗ thấp nhất một nửa, thậm chí nhiều hơn, bán được là may.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước