Gỡ khó gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 25/05/2024 07:28 GMT+7

VTV.vn - Tháng 1 năm 2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chính sách tài khóa- tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tháng 1 năm 2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chính sách tài khóa- tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cho phép hỗ trợ lãi suất (2%/năm), quy mô tối đa 40.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi sau đại dịch Covid-19 và cho vay cải tạo Chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Tuy nhiên, đến hết năm ngoái, các ngân hàng mới chỉ giải ngân hơn 1.200 tỉ đồng, tương đương hơn 3% gói hỗ trợ. Vì thế, Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội cho phép gia hạn triển khai chính sách này thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6 tới đây.

Ngay khi gói hỗ trợ được ban hành, doanh nghiệp này đã từng được giới thiệu vay vốn. Duy trì được đà xuất khẩu ngay sau COVID-19, tự tin đáp ứng tiêu chí "có khả năng phục hồi" theo quy định và liên tục có nhu cầu vay vốn mới, song doanh nghiệp sau đó phải từ bỏ gói hỗ trợ này.

Ông Phạm Minh Tôn - Giám đốc Công ty Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh cho biết: "Có rất nhiều thủ tục hiện tại, chưa nói đến vấn đề sau khi giải ngân, hậu kiểm, kiểm tra kiểm toán, chắc chắn phải dành một nhân sự để chuyên làm hồ sơ, thủ tục trước và sau khi giải ngân".

Doanh nghiệp đã khó tiếp cận thì các hợp tác xã, hộ kinh doanh lại càng khó hơn. Thiếu tài sản thế chấp, không có hóa đơn đỏ theo yêu cầu mà chỉ có hóa đơn bán lẻ, hay dù có khả năng trả nợ nhưng chẳng biết xác định thế nào là "có khả năng phục hồi". Việc triển khai khó khăn nên cứ thế chậm dần và không còn nhận được nhiều sự quan tâm của chính những đối tượng được thụ hưởng chính sách.

Ông Nguyễn Xuân Thiên - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến chia sẻ: "Chưa được một đơn vị hay một cơ quan nào tuyên truyền. Chúng tôi cũng nằm trong Top 5, Top 6 của tỉnh nhưng cũng chưa được tiếp cận, chưa được biết thì huống gì đến các hợp tác xã khác".

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có 30% doanh nghiệp, hợp tác xã biết tới chính sách này. Và chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp đã nhận được khoản vay theo chương trình. Do đó, việc gia hạn thêm 6 tháng, dù không thể kỳ vọng giải ngân được hết gói hỗ trợ, song là cần thiết và đòi hỏi phải có cách triển khai mới để thêm đồng nào, tốt đồng đó.

Gỡ khó gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất - Ảnh 1.

Đến hết năm ngoái, các ngân hàng mới chỉ giải ngân hơn 1.200 tỉ đồng, tương đương hơn 3% gói hỗ trợ

TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Điều hành Economica Việt Nam nhận định: "Dựa trên những nguyên tắc của thị trường và chuyển hóa nó thành giao dịch hoàn toàn mang tính chất thương mại. Nếu chúng ta thiết kế được điều đó thì mới có thể kỳ vọng giải ngân tốt gói 2 % này".

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam nêu ý kiến: "Chúng ta phải đưa ra những quy định, tiêu chí vừa đủ chặt chẽ để không làm thất thoát vốn nhà nước nhưng vừa cũng mang tính chất cởi mở và tính chất khuyến khích để bản thân ngân hàng, doanh nghiệp có sự tự tin khi sử dụng gói hỗ trợ 2 %".

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ cũng nhấn mạnh, đối với số vốn không giải ngân hết của chính sách sau khi kết thúc thời gian theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn, không huy động nguồn lực, đồng thời không làm tăng bội chi tương ứng với số vốn này.

Tháng 1 năm 2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chính sách tài khóa- tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cho phép hỗ trợ lãi suất (2%/năm), quy mô tối đa 40.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi sau đại dịch COVID-19 và cho vay cải tạo Chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Tuy nhiên, đến hết năm ngoái, các ngân hàng mới chỉ giải ngân hơn 1.200 tỉ đồng, tương đương hơn 3% gói hỗ trợ. Vì thế, Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội cho phép gia hạn triển khai chính sách này thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6 tới đây.

Ngay khi gói hỗ trợ được ban hành, doanh nghiệp này đã từng được giới thiệu vay vốn. Duy trì được đà xuất khẩu ngay sau Covid, tự tin đáp ứng tiêu chí "có khả năng phục hồi" theo quy định và liên tục có nhu cầu vay vốn mới, song doanh nghiệp sau đó phải từ bỏ gói hỗ trợ này.

Ông Phạm Minh Tôn - Giám đốc Công ty Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh cho biết: "Có rất nhiều thủ tục hiện tại, chưa nói đến vấn đề sau khi giải ngân, hậu kiểm, kiểm tra kiểm toán, chắc chắn phải dành một nhân sự để chuyên làm hồ sơ, thủ tục trước và sau khi giải ngân".

Doanh nghiệp đã khó tiếp cận thì các hợp tác xã, hộ kinh doanh lại càng khó hơn. Thiếu tài sản thế chấp, không có hóa đơn đỏ theo yêu cầu mà chỉ có hóa đơn bán lẻ, hay dù có khả năng trả nợ nhưng chẳng biết xác định thế nào là "có khả năng phục hồi". Việc triển khai khó khăn nên cứ thế chậm dần và không còn nhận được nhiều sự quan tâm của chính những đối tượng được thụ hưởng chính sách.

Ông Nguyễn Xuân Thiên - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến chia sẻ: "Chưa được một đơn vị hay một cơ quan nào tuyên truyền. Chúng tôi cũng nằm trong Top 5, Top 6 của tỉnh nhưng cũng chưa được tiếp cận, chưa được biết thì huống gì đến các hợp tác xã khác".

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có 30% doanh nghiệp, hợp tác xã biết tới chính sách này. Và chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp đã nhận được khoản vay theo chương trình. Do đó, việc gia hạn thêm 6 tháng, dù không thể kỳ vọng giải ngân được hết gói hỗ trợ, song là cần thiết và đòi hỏi phải có cách triển khai mới để thêm đồng nào, tốt đồng đó.

TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Điều hành Economica Việt Nam nhận định: "Dựa trên những nguyên tắc của thị trường và chuyển hóa nó thành giao dịch hoàn toàn mang tính chất thương mại. Nếu chúng ta thiết kế được điều đó thì mới có thể kỳ vọng giải ngân tốt gói 2 % này".

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam nêu ý kiến: "Chúng ta phải đưa ra những quy định, tiêu chí vừa đủ chặt chẽ để không làm thất thoát vốn nhà nước nhưng vừa cũng mang tính chất cởi mở và tính chất khuyến khích để bản thân ngân hàng, doanh nghiệp có sự tự tin khi sử dụng gói hỗ trợ 2 %".

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ cũng nhấn mạnh, đối với số vốn không giải ngân hết của chính sách sau khi kết thúc thời gian theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn, không huy động nguồn lực, đồng thời không làm tăng bội chi tương ứng với số vốn này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước