Đến hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 6,9 triệu tấn với giá trị khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự hồi phục của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự gia tăng cạnh tranh từ Ấn Độ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần phải chủ động điều chỉnh chiến lược để duy trì vị thế của mình trên thị trường.
Trong tháng 10 này, ngành lúa gạo Viêt Nam lại có thêm 1 tin vui nữa. Một thương hiệu gạo Việt vừa được bán tại thị trường Nhật Bản. Đây là thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam được đưa thành công vào thị trường khắt khe và có chính sách bảo hộ cao.
Đến hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 6,9 triệu tấn với giá trị khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh minh họa.
Thị trường Nhật Bản đã chứng kiến tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng trong thời gian vừa qua, khiến giá gạo tăng vọt và nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này đã khiến các nhà quản lý, các doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như người tiêu dùng Nhật Bản chú ý nhiều hơn tới các sản phẩm gạo nhập khẩu chất lượng cao như gạo của Việt Nam.
Nhập khẩu gạo Việt Nam vào Nhật Bản phải vượt qua các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với 624 tiêu chí kiểm định, qua 3 lần kiểm tra. Tuy nhiên, sau 2 đợt nhập khẩu thành công, sản phẩm gạo vào thị trường Nhật Bản sẽ dễ dàng hơn, và thời gian cho các thủ tục cũng được rút ngắn. Dự kiến sản lượng gạo Việt Nam vào Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới đây.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!