Trong khi chờ một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản từ các trường kỹ thuật, hiện các doanh nghiệp đang phải loay hoay tự đào tạo nhân lực cho mình.
Trước những đơn hàng mới từ Honda, Yamaha, Piagio, Công ty cổ phần Công nghiệp JK Việt nam cần tuyển dụng khoảng 20 công nhân kỹ thuật để sẵn sàng đứng máy, sản xuất các linh kiện dập cho khung sườn xe máy. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề tuyển kỹ sư thì dễ, nhưng tuyển công nhân kỹ thuật lại khó.
Không tuyển được công nhân kỹ thuật, doanh nghiệp đành tuyển lao động phổ thông chỉ tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, nhưng như vậy chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên vì phải đào tạo lại.
Để tuyển lao động cho một công đoạn gồm 3 bước đơn giản: lấy linh kiện, đưa vào khuôn, bấm nút để ra thành phẩm không hề dễ dàng. Thậm chí nếu tuyển xong, doanh nghiệp vẫn phải mất cả tháng trời để đào tạo lại.
Thiếu thợ là tình trạng chung của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp FDI chuẩn toàn cầu cũng đã đẩy mạnh tự đào tạo và phối hợp với các trường nghề.
"Nhà nước cần có chính sách để gắn kết các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các trường đào tạo kỹ thuật để tạo ra một thị trường đẩy công nghiệp phát triển lên thì mới phát triển được công nghiệp của đất nước", PGS. TS Trần Đức Quý, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhận định.
Được biết, mỗi chiếc máy công nghiệp có giá ít nhất là một vài tỷ đồng, nhiều lên đến hàng chục tỷ đồng. Khi các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẵn sàng tiếp nhận sinh viên đến thực tập, sinh viên được trải nghiệm thực tiễn, còn doanh nghiệp cũng các nhân sự phù hợp sẵn sàng kế cận ngay từ khi ra trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!