Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 16/12/2020 22:00 GMT+7

VTV.vn - Tái cơ cấu DNNN với trọng tâm cổ phần hóa được coi là 1 trong 3 trụ cột của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng thực tế, tiến trình cổ phần hóa vẫn diễn ra chậm.

Cổ phần hóa được kỳ vọng là giải pháp thiết thực nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ thị trường vốn phát triển và góp phần giảm áp lực nợ công.

Theo báo cáo của Bộ tài chính, giai đoạn từ năm 2016 đến nay, cả nước mới có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đạt 28% kế hoạch đề ra.

Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - Ảnh 1.

Việc đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa: Dân trí)

"Một phần là do việc cổ phần hóa và thoái vốn được triển khai tại các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn có tình hình tài chính phức tạp, có phạm vi hoạt động rộng nên việc xác định, kiểm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu đều gặp khó khăn", ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết.

Một nguyên nhân khác của sự chậm trễ cũng được chỉ ra là do khâu phê duyệt phương án sử dụng đất và xác định giá đất, tính vào giá trị doanh nghiệp đang diễn ra rất chậm.

"Cần phải giao việc cổ phần hóa đối với cơ quan chủ quản, với người đứng đầu rõ ràng, với lộ trình và thời hạn cụ thể", TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, ngân hàng, nhận định.

Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - Ảnh 2.

Từ năm 2016 đến nay, cả nước mới có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Theo đánh giá, giá trị doanh nghiệp chưa phải là giá bán doanh nghiệp, điều đó còn tùy vào sự hấp dẫn và tiềm năng của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư.

Sự thành công sau cổ phần hỏa của Tổng công ty 36, Bộ Quốc phòng là một ví dụ điển hình, dù trong tiến trình cổ phần hóa, những dự án đầu tư về hạ tầng giao thông có phương án tài chính bị phá vỡ, từng khiến doanh nghiệp gặp nhiều thách thức để phát triển. 4 năm sau cổ phần hóa, sự minh bạch trong thực hiện chiến lược đổi mới doanh nghiệp, bằng những cách làm quyết tâm và đột phá, với nhiều dự án bất động sản mới được đầu tư. Sự thành công của doanh nghiệp đã được ghi nhận.

Việc đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế, qua đó giảm gánh nặng cho ngân sách, góp phần đảm bảo an toàn cho tài chính quốc gia.

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Cần chú trọng nhiều hơn tới chất Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Cần chú trọng nhiều hơn tới chất

VTV.vn - Thực tế cổ phần hóa thời gian qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu khiêm tốn, chất lượng cổ phần hóa đang đặt ra nhiều vấn đề.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước