Tuy nhiên, lại có một điểm rất khác so với những năm trước là "cuộc chiến" khuyến mãi năm nay lại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua "cơn bão" COVID-19. Vì vây, chiến lược khuyến mãi của các doanh nghiệp cũng trở nên rất khác.
Vẫn các mức giảm giá sâu, miễn phí vận chuyển và sử dụng hình ảnh các ngôi sao để thu hút người dùng nhưng cách tiếp cận của các doanh nghiệp đã khác.
Như ví điện tử MoMo thay vì chọn hình thức mã giảm giá trực tiếp như trước đây, năm nay đơn vị tung ra 3 triệu thẻ "deal" giảm 50% - hiểu nôm na là người dùng phải bỏ một số tiền tượng trưng nhất định mới được giảm giá.
Mục đích là để đưa nhiều mã giảm giá đến tay người dùng có nhu cầu thực chất. Qua đó, các doanh nghiệp bán hàng trên nền tảng ví cũng có được nguồn dữ liệu khách hàng tốt hơn.
47% người Việt chọn "khuyến mãi nhiều" là yếu tố thúc đẩy họ mua sắm trực tuyến
Theo đơn vị nghiên cứu Finn Group, doanh thu ngành bán lẻ quý III lên cao gấp 7 lần so với quý trước, cho thấy tiêu dùng trong nước đang khởi sắc.
Một doanh nghiệp thương mại điện tử cũng cho biết qua quý III, số lượng đơn hàng thành công thông qua kênh phát sóng trực tiếp livestream trên sàn tăng hơn 50 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là cơ sở để sàn tiếp tục triển khai khuyến mãi quy mô lớn vào tháng 11 tới.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, 47% người Việt chọn "khuyến mãi nhiều" là yếu tố thúc đẩy họ mua sắm trực tuyến. Do đó dù có thay đổi cách tiếp cận vì ảnh hưởng đại dịch, đây vẫn là công cụ quan trọng để các công ty công nghệ thu hút người dùng.
Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro về vốn, việc tăng cường bắt tay hợp tác với các đối tác để chia sẻ chi phí khuyến mãi là cách thường được lựa chọn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!