Có chứng chỉ bền vững, giá cao su xuất khẩu có thể tăng 10 - 15 lần

Trịnh Huyền-Thứ hai, ngày 20/06/2022 10:08 GMT+7

VTV.vn - Hiện nay, gần như toàn bộ nguồn cung mủ cao su không có chứng chỉ bền vững, do đó giá bán cao su Việt Nam rất thấp và có thể không bán được tại nhiều thị trường.

Theo tổ chức lâm nghiệp Forest Trends, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về lượng cung cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, gần như toàn bộ nguồn cung mủ cao su không có chứng chỉ bền vững, do đó giá bán cao su Việt Nam rất thấp và có thể không bán được tại nhiều thị trường.

Cần gấp rút giải quyết bài toán trồng và phát triển rừng cao su có chứng chỉ bền vững để tăng giá trị cao su Việt Nam xuất khẩu lên từ 10 - 15 lần, thông tin từ Hội thảo Thúc đẩy sản xuất cao su thiên nhiên bền vững tại Việt Nam.

Hàng năm Công ty Yulex cần hơn 120.000 tấn cao su thiên nhiên để cung ứng cho đầu vào sản xuất những sản phẩm như: giày, trang phục lặn, túi xách tay... Đại diện công ty cho biết, các thương hiệu lớn thế giới chỉ sử dụng cao su thiên nhiên được quản lý bền vững, có chứng chỉ.

Có chứng chỉ bền vững, giá cao su xuất khẩu có thể tăng 10 - 15 lần - Ảnh 1.

Công nhân thu gom mủ cao su. (Ảnh: TTXVN)

"So với cao su thông thường, phần lớn các công ty sẽ trả thêm 10 - 15% so với giá thị trường cho cao su có chứng chỉ. Những tiểu điền ở Việt Nam phải được công nhận chứng chỉ mới có thể tiếp cận thị trường vì chứng chỉ là yếu tố thiết yếu để chứng minh sự minh bạch trong sản xuất", ông Jeff Martin, Tổng Giám đốc Công ty Yulex, cho biết.

Dù kỳ vọng sớm có chứng chỉ để bán cao su được giá, nhưng doanh nghiệp cho biết đáp ứng với các tiêu chí về các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế để đạt được các chứng chỉ cao su bền vững PEFC và FSC khá khó.

"Có 3 khó khăn cơ bản: thứ nhất là duy trì ổn định bền vững, thứ hai là quy hoạch 10% rừng theo FSC, thứ ba là khi thực hiện theo FSC, cần thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân và người lao động trên địa bàn", ông Bùi Quang Ninh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk, cho hay.

Thực trạng nguồn cung cao su của Việt Nam cho thấy 60% lượng cao su đến từ các hộ nông dân hay còn gọi là tiểu điền. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến chất lượng cao su đầu vào thấp và khó đăng ký chứng chỉ bền vững.

"Việc tạo kết nối giữa các nhà mua quốc tế và các hội tiểu điền thông qua các công ty cao su của Việt Nam trong việc cùng nhau xây dựng chuỗi cung là rất quan trọng, từ đó sản xuất ra các sản phẩm cao su có chứng chỉ", ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách, Tổ chức Forest Trends, nhận định.

Tuy nhiên chuyên gia cũng nhấn mạnh người mua quốc tế cần nguyên liệu họ có thể trả giá cao hơn cho cao su đạt chứng chỉ bền vững, tuy nhiên họ không thể tự kết nối với hàng nghìn hộ dân. Các bên liên quan bao gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các tổ chức trong ngành cao su như Hiệp hội Cao su Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ, thành lập nên các nhóm hộ tiểu điền, các công ty để thuận lợi hơn cho việc phát triển chứng chỉ cao su bền vững.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước