Bộ Công Thương đề xuất FIATA gỡ khó cho cước vận tải biển

VTV Digital-Thứ tư, ngày 17/07/2024 21:34 GMT+7

VTV.vn - Việc giá cước vận tải biển tăng cao, ùn tắc tại một số cảng và thiếu container rỗng đang ảnh hưởng đến dịch vụ logistics của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm nay trị giá xuất khẩu của nước ta ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất nhiều giải pháp với Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận Quốc tế (FIATA) để gỡ khó vấn đề này.

Cụ thể, Bộ trưởng kiến nghị Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp mà các quốc gia và các hiệp hội thành viên đã và đang áp dụng trong việc xử lý các khoản phí ngoài cước thu tại cảng.

Thêm vào đó, Bộ cũng mong muốn FIATA có ưu tiên phù hợp về phương tiện và thiết bị vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho thị trường Việt Nam; hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong chiến lược định vị Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng hóa, địa điểm trung chuyển quốc tế mới của châu Á trong cộng đồng các doanh nghiệp logistics toàn cầu.

Bộ Công Thương đề xuất FIATA gỡ khó cho cước vận tải biển - Ảnh 1.

Việc giá cước vận tải biển tăng cao, ùn tắc tại một số cảng và thiếu container rỗng đang ảnh hưởng đến dịch vụ logistics của Việt Nam. Ảnh minh họa - Ảnh: Xinhua.

Trong bối cảnh nhân lực lao động trong ngành logistic còn hạn chế, Bộ Công Thương kiến nghị Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận Quốc tế uỷ quyền cho các tổ chức Việt Nam tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ góp phần đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cao.

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế hướng về xuất khẩu. 6 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 369,62 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 190,73 tỷ USD, tăng 14,9%; trị giá nhập khẩu đạt 178,88 tỷ USD, tăng 17,3%. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 11,85 tỷ USD. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Giảm tác động cước vận tải biển Giảm tác động cước vận tải biển

VTV.vn - Việc tăng giá cước vận tải thời gian qua khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa gặp khó khăn khi chi phí bị đội lên cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước