Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 8 tháng tăng 10%

Trung Hậu-Thứ năm, ngày 31/08/2023 20:33 GMT+7

VTV.vn - 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt trên 4 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước đạt hơn 515.000 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả này đã khẳng định những giải pháp phù hợp trong điều hành kinh tế của Chính phủ giúp thị trường bán lẻ có những chuyển biến tích cực.

8 tháng đầu năm, chỉ riêng hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng cả về doanh thu và lượng khách hàng so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đại diện doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ thuế đã tạo động lực quan trọng giúp đẩy mạnh sản xuất, kích cầu tiêu dùng thời gian qua.

"8 tháng qua, chúng tôi ghi nhận doanh thu tăng trưởng tích cực, với mức tăng từ 15 - 16% so với cùng kỳ năm 2022. Chính sách giảm thuế VAT của Chính phủ từ 10% xuống 8%, cộng với các chính sách bán hàng của chúng tôi triển khai, chúng tôi tin rằng các tháng cuối năm sẽ sự khởi sắc", bà Nguyễn Thùy Dương,Giám đốc Cung ứng Hệ thống siêu thị BRG Mart, chia sẻ.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 8 tháng tăng 10% - Ảnh 1.

Người dân mua hàng tại một siêu thị. (Ảnh: Dân trí)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước 8 tháng đầu năm đạt trên 4 triệu tỷ đồng. Với những giải pháp kích cầu tiêu dùng được triển khai, nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra.

"Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực tham mưu cho UBND thành phố triển khai nhiều giải pháp kích cầu, để khai thác tốt thị trường nội địa. Cho đến thời điểm này chúng tôi vẫn đạt chỉ tiêu đề ra là tăng 10,9% và cao hơn mức bình quân chung của cả nước", bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết.

"Để có mức tăng trưởng này, có 2 nhân tố, thứ nhất sự chỉ đạo, điều hành đúng hướng của Chính phủ trong việc ổn định nguồn cung và giá cả đối với nhóm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Nhân tố thứ 2 chính là sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch, kết quả là trong 8 tháng chúng ta đã đón được hơn 7,8 triệu lượt khách đến với Việt Nam, gần bằng con số mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 8 triệu lượt khách", ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê, nhận định.

Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần kế hoạch năm. Năm nay, với nhiều tín hiệu khả quan, các nhà bán lẻ kỳ vọng tốc độ tăng doanh thu năm nay có thể vượt qua mốc kế hoạch đã đề ra là 9%.

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho hàng hóa thực sự thiết yếu Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho hàng hóa thực sự thiết yếu

VTV.vn - Những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã tác động tới bức tranh chung của thị trường bán lẻ trong nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước