Google Cloud Stacks là gì?
Google Cloud Stacks là một kỹ thuật được sử dụng để cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm. Google cloud stacks là một tập hợp các thực thể hoặc ứng dụng của Google như Google Sites, Docs, Calendar, MyMap, Draw, Photos, Sheets, Forms và Slides chứa thông tin công ty được 'xếp chồng lên nhau', tận dụng tối đa các sản phẩm của Google và sức mạnh của chúng có trong hệ sinh thái.
Các chỉ số về DR / Authority đều đạt 100/100 điểm, là số lớn nhất trên thang điểm mà google đánh giá. Các tài sản của google cloud khi tạo thường sử dụng Google Sites làm trang gốc để phát triển sức mạnh. Về lâu dài khi xây dựng đây có thể được xem như một PBN (Private Blog Network) của doanh nghiệp, nếu phương pháp triển khai & cách làm của bạn đúng đắn ngay từ ban đầu.
Các tài sản của google có độ trust rất cao và mạnh
+3 Điểm nhấn Google Cloud Stacks trở lên khác biệt & vượt trội
Số lượng link tạo trong tài sản cloud google & Phương thức kết nối link theo logics chung, tiếp đến Backlink tầng bổ sung từ RankerX & Backlink blog comment cho các bộ Google cloud stacks. Đây là những phần chia sẻ thực tế mà phía team heroseo có triển khai xuyên suốt trong quá trình thực thi các dự án.
Khác biệt Google Drive/Cloud Stacks Là Gì?
Có SEOer gọi là Google Drive stacks: Vì các thực thể được tạo trong tập tin Drive của google, hay mặt khác cũng được gọi là Google Cloud stacks: Ở góc độ các thực thể được tạo ra ở trên dữ liệu lưu trữ đám mây (Google Cloud), nên hai thuật ngữ này cũng hay được sử dụng.
Cũng là phương pháp chung nhưng không phải SEOer nào cũng hiểu sâu & triển khai được hiệu quả từ kỹ thuật này, nên chúng ta cần giành thêm nhiều thời gian để nghiên cứu về chúng. HeroSEO cũng hoàn tất R&D phương pháp triển khai Google Cloud stackss với các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt: iframe, schema, link stacks tư duy logic & backlink tầng cho các trụ cột.
Google Cloud Stacks triển khai có hiệu quả không?
Theo chia sẻ từ “quantumagency” phương pháp này được SEOer Global áp dụng phổ biến tại các thị trường như: USA, England, Canada, Australia… là một phần công việc triển khai SEO không thể thiếu giúp xây dựng tính thẩm quyền của thương hiệu/tổ chức trên công cụ tìm kiếm google và giúp website tăng trưởng từ khóa một cách tổng thể.
Chia sẻ thêm từ CEO HeroSEO về phương pháp này
Nếu bạn là SEOer đời đầu giai đoạn những năm 2011 - 2017 sẽ biết tới “SEO Periodic Table - Bảng Tuần Hoàn SEO” có thể nghe hơi khó hiểu & cảm thấy phức tạp không tin cho lắm. Thực tế thì mình cũng như bạn khi suy nghĩ như vậy, nhưng càng về lâu dài mình càng thấm với “cái bảng tuần hoàn này” vì điều mà chân lý mình nhận thấy ở ““SEO Periodic Table” là: “Không có phương pháp hay kỹ thuật SEO nào vô song, vì cơ bản SEO là tập hợp nhiều yếu tố/phần tử trong đó để google đánh giá xếp hạng.”
Vì vậy Google Cloud stacks mình muốn nói tới chỉ là một phương pháp triển khai nâng cao và không nên ngộ nhận về sự thần thành nó quá nhưng cũng đừng bỏ qua nó vì nó rất quan trọng.
Nguồn: The SEO Periodic Table - Search Engine Land
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp triển khai SEO này là gì?
Cũng như mình chia sẻ ở trên “SEO là tập hợp nhiều yếu tố/phần tử trong đó nên phương pháp này cũng là một mảnh ghép không thể thiếu trong quá trình xác thực Entity một dự án SEO nằm trong tiêu chuẩn của bên mình.
“Đừng thần thánh hóa bất kỳ một phương pháp SEO nào vì tất cả đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng”.
Ưu điểm mà mình cảm được và không thể phủ nhận:
Tạo nền móng SEO tốt cho nền tảng website, phương pháp triển khai Entity này được áp dụng phổ biến tại thị trường: US , Anh , Canada, Australia… Ngoài ra giảm thiểu được Google Penalty (hình phạt google) trong quá trình xây dựng backlink tầng, text link khi triển khai SEO. Về lâu dài sức mạnh của các backlink bắn về website cũng tăng thêm phần sức mạnh vì nền tảng entity của google cloud stack giúp xây dựng tín hiệu cho thực thể rất tốt.
Nhược điểm:
Phương pháp triển khai này cần thời gian để nhận tín hiệu đâu đó tầm 20 - 40 ngày để thẩm thấu sức mạnh, thậm chí nhiều website mới hình thành thời gian để thẩm thấu có thể lâu hơn. So với backlink thì phương pháp này không giúp website lên top ngay được nhưng về lâu dài sẽ tốt cho chiến dịch SEO tổng thể website. Ngoài ra nếu triển khai không đúng tiêu chuẩn thì cũng sẽ không phát huy được hết sức mạnh & lãng phí tài nguyên của chúng, hay trường hợp nếu google đã nhận diện rồi thì mất nhiều công sức để điều chỉnh lại.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về phương pháp SEO Google Cloud stacks của đội ngũ Team HeroSEO.
Chúc bạn thành công!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!