Cẩm nang "vàng" khi du lịch leo núi

Nguyệt Ánh (Thời sự, thoisuvtv@vtv.vn)-Thứ năm, ngày 30/04/2015 13:25 GMT+7

Thời tiết khô ráo, nắng nhẹ sẽ có lợi cho chuyến leo núi.

VTV.vn - Leo núi là một trong những hoạt động du lịch phổ biến tại Việt Nam và đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. Sau đây một số lời khuyên giúp chuyến đi an toàn.

Chọn thời điểm thuận tiện

- Chọn những ngày khô ráo, nắng nhẹ, bắt đầu và kết thúc trong thời gian ban ngày.

- Trước khi đi, tìm hiểu kỹ về địa hình xung quanh để tránh lạc đường.

- Nên đi một nhóm đông người và sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia của những thành viên đã từng đi trước đây hoặc cư dân bản địa.

Chống muỗi, vắt, rắn

- Chuẩn bị thuốc phòng trừ với loại thoa bên ngoài và có tác dụng trong nhiều giờ liền.

- Mang theo một số thuốc như thuốc đau đầu, tiêu chảy, cồn sát trùng, băng gạc…

- Chọn nơi nghỉ ngơi quang đãng, sạch sẽ để tránh gặp phải rắn.

- Không nên tùy tiện ăn trái cây hay rau củ rừng nếu chưa thật sự biết về nó để tránh bị ngộ độc.

Tập luyện trước khi leo núi

- Theo các bác sĩ, người bị bệnh tim mạch, huyết áp, suy hô hấp và có thai không nên leo núi.

- Những ngày trước khi đi, cần ăn đủ chất bổ dưỡng, đầy đủ vitamin C, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, thuốc lá và quan trọng là cần ngủ đủ 7 giờ/ngày.

Tập đi bộ giúp bạn rèn luyện sức khoẻ trước chuyến leo núi.

Tập đi bộ giúp bạn rèn luyện sức khoẻ trước chuyến leo núi.

- Có thể tập đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, bơi, nín thở trong vòng 90 giây, đứng lên ngồi xuống từ 400 – 1.000 cái liên tục, tập đứng thăng bằng một chân, nhắm mắt 90 giây… trước khi leo núi 1 tuần đến 1 tháng để tăng độ bền, dẻo dai cho cơ thể.

Đồ dùng, thực phẩm

- Khi leo núi, mồ hôi ra nhiều nên cơ thể cần bổ sung nước thường xuyên.

- Nên uống nước theo kiểu nhấp từng ngụm nhỏ, nuốt từ từ xuống họng, cách nhau 30 giây. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc.

- Có thể cho một chút muối vào nước để tránh chuột rút hoặc chuẩn bị nước chanh ít đường để giúp cơ thể ổn định đường huyết và cung cấp vitamin C cho cơ thể.

- Hành trang mang theo cần gọn nhẹ với những đồ dùng thật sự cần thiết.

- Mặc trang phục rộng rãi, đi giày có độ ma sát, sức bám cao.

- Nên sử dụng miếng bọc đầu gối, khuỷu tay và áo khoác dày.

- Nếu xác định chuyến đi kéo dài nhiều ngày nên mang theo lều gấp, đèn pin, bản đồ hoặc thiết bị định vị chỉ đường và lượng thức ăn cần thiết với loại giàu năng lượng, gọn và tiện lợi.

Gậy, giày chống thấm nước, mũ là những vật dụng tối cần khi đi leo núi. (Ảnh minh họa)

Gậy, giày chống thấm nước, mũ là những vật dụng tối cần khi đi leo núi. (Ảnh minh họa)

- Mang theo gậy để "đỡ" cơ thể khi mệt, nhất là những lúc xuống núi.

- Nhớ mang bật lửa để đề phòng rủi ro trong khi leo núi như lạnh, lạc đường.

- Đừng quên đồng hồ, điện thoại, mũ, găng tay giữ ấm, không thấm nước.

Khuyến cáo

- Nên tổ chức nhóm đi nhỏ, gọn, phù hợp cho những lộ trình hiểm hóc.

- Đừng bao giờ quên đặt an toàn cá nhân lên hàng đầu, không đưa ra các quyết định liều lĩnh, nguy hiểm cho mình và các thành viên khác trong đoàn.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước