Loại mật ong đặc biệt có thể chữa các vết loét không kém thuốc kháng sinh

Theo Dân trí-Thứ năm, ngày 30/05/2019 06:01 GMT+7

Mật ong từ một loại hoa đặc hữu ở New Zealand có khả năng điều trị bệnh. (Ảnh: Dân trí)

VTV.vn - Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại mật ong cấp y tế làm từ hoa kānuka (Kunzea ericoides) của New Zealand có hiệu quả tương tự như một số loại thuốc.

Trong khi chờ nghiên cứu sâu hơn, phát hiện này có thể cung cấp cho những người chịu tác động của virus herpes một sự lựa chọn mới trong các phương pháp điều trị bằng kháng sinh.

Thử nghiệm lâm sàng do Viện nghiên cứu y tế New Zealand (MRINZ) dẫn đầu đã thử nghiệm và phát hiện ra sự thay thế tự nhiên tốt hơn với các loại kem chống virus giúp giảm thời gian một vết loét lành lại.

Virus Herpes tồn tại trong nhiều người. Trong số những người mắc bệnh, có tới gần một nửa sẽ trải qua sự khó chịu do virus tấn công dưới dạng vết phồng rộp trên màng nhầy bên ngoài, như mũi hoặc môi.

Để xử lý, nhiều người sử dụng 1 loại kem có chứa acyclovir sẽ tăng tốc thời gian chữa bệnh khỏi sớm hơn khoảng 1 – 2 ngày.

Mặc dù nó thường là một điều trị khá lành tính, acyclovir không phải hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Trong khi đó, mật ong đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiễm trùng. Mọi việc chỉ thay đổi khi "viên đạn bạc" kháng sinh phổ rộng chiếm vị trí trung tâm.

Sự phát triển của một nền văn hóa đối kháng y tế trong những thập kỷ gần đây đã làm hồi sinh mối quan tâm về loại thuốc cổ điển này, với tuyên bố rằng mật ong có thể tăng cường năng lượng, cải thiện giấc ngủ, chống nhiễm trùng và "giải độc" gan.

Trong khi các công ty nghiên cứu độc lập và tư nhân thường tài trợ cho việc tìm kiếm các phương pháp điều trị hóa học tiềm năng trong dược điển tự nhiên, những người đề xuất các phương pháp điều trị thay thế có thể miễn cưỡng đưa ra các biện pháp tiềm năng của họ để xem xét dưới góc nhìn khoa học.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước