Đắk Nông: Ngành cà phê nói không với phá rừng và phát triển bền vững

Duy Hoà-Thứ sáu, ngày 08/11/2024 08:02 GMT+7

Hội thảo thúc đẩy diễn đàn ngành hàng cà phê tại tỉnh Đắk Nông.

VTV.vn - UBND tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức Hội thảo thúc đẩy ngành hàng cà phê tuân thủ quy định chống phá rừng của Liên minh Châu Âu(EUDR) và kết nối tiêu thụ nông sản.

Ngày 7/11, tại thành phố Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thảo thúc đẩy diễn đàn ngành hàng cà phê tuân thủ EUDR và Kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

Tham dự Hội thảo có hơn 200 đại biểu đền từ các cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế, chính quyền địa phương cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong và ngoài tỉnh.

Ngày 29 tháng 6 năm 2023, Quy định của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng Liên minh Châu Âu về việc quản lý việc nhập khẩu và xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến gây mất rừng và suy thoái rừng chính thức được thông qua.

Quy định này cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020 bao gồm chăn nuôi gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ, cũng như các mặt hàng được nuôi hoặc sản xuất bằng các sản phẩm đó.

Đắk Nông: Ngành cà phê nói không với phá rừng và phát triển bền vững - Ảnh 1.

Sản xuất cà phê theo hướng chất lượng cao đang được tỉnh Đắk Nông quan tâm.

EUDR được liên minh Châu Âu gia hạn thời gian có hiệu lực được áp từ tháng 01/2026, riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ sẽ áp dụng bắt đầu từ tháng 6/2026. Thời gian để đáp ứng các quy định của EUDR được kéo dài thêm 1 năm nữa. Đây cũng là cơ hội để ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng có thêm thời gian để chuẩn bị.

Đắk Nông: Ngành cà phê nói không với phá rừng và phát triển bền vững - Ảnh 2.

Ông Lê Trọng Yên - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên khẳng định: "Nông nghiệp là trụ cột nền kinh tế của tỉnh, cà phê là ngành hàng, sản phẩm chủ lực của tỉnh, quốc gia. Mặc dù còn gặp nhiều nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Nông sẽ thực thi các quy định của Liên minh châu Âu về nông sản chống phá rừng (EUDR).Tỉnh Đắk Nông có diện tích cà phê đứng thứ 3 cả nước sau Đắk Lắk, Lâm Đồng, với 140.000ha. Cà phê chiếm 37% diện tích cây trồng của tỉnh, sản lượng 360.000 tấn/năm. Đắk Nông có 400.000 người dân tham gia sản xuất cà phê."

Đắk Nông: Ngành cà phê nói không với phá rừng và phát triển bền vững - Ảnh 3.

Các đơn vị kí biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ ngành sản xuất cà phê phát triển bền vững tại tỉnh Đắk Nông.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất cà phê cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, đặc biệt là quy trình sản xuất không gây phá rừng. Đồng thời, cũng đề xuất nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và công nghệ để giúp nông dân cải tiến phương thức canh tác, từ đó đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước