Cơ chế nhiễm virus cúm

Nguyệt Hà-Thứ bảy, ngày 15/01/2011 11:20 GMT+7

Các nhà khoa học Singapore đang nghiên cứu virus gây cúm đã lây lan qua không khí. Theo các nhà khoa học, những thí nghiệm này có thể đưa ra thông tin giúp các bác sĩ đối phó hiệu quả hơn với các dịch bệnh bùng phát như dịch cúm gia cầm năm 2009.

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Singapore, một nam tình nguyện viên đã cho tiêu vào mũi để có thể hắt xì hơi. Điểm quan trọng trong thí nghiệm là một chiếc gương đặc biệt và một camera tốc độ cao để ghi lại các cơn hắt xì hơi. Đây là cách các nhà khoa học tìm hiểu và theo dõi virus cúm lây lan như thế nào trong không khí.

Tiến sĩ Julian Tang, Trường Đại học quốc gia Singapore cho rằng: “Do dịch SARS và H5N1, H1N1, nhiều người lo ngại về những cơn ho, hắt xì hơi và băn khoăn xem liệu có nên đeo khẩu trang hay không. Và chúng tôi nhận thấy rằng, hiện vẫn chưa có kiến thức cơ bản, chưa có thông tin cơ bản về việc hít thở các luồng không khí bình thường có tiềm năng gây nhiễm bệnh”.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cúm được lây từ người sang người qua hắt xì hơi và ho, nhưng ít ai biết rằng, một virus có thể đi bao xa trong không khí hoặc nó có thể truyền bằng các phương tiện khác như cười, khóc, hoặc đơn giản là hít thở hay không.
Nghiên cứu sẽ được tiến hành cho tới tháng 6 năm nay. Tiến sĩ Tang hi vọng, tới lúc đó, ông sẽ có đủ dữ liệu để trả lời một số câu hỏi quan trọng: Khoảng cách nên cách li bệnh nhân ở bệnh viện là bao xa, hành khách nào và bao nhiêu người trên máy bay phải bị kiểm dịch, và sử dụng khẩu trang như thế nào cho hiệu quả.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước