Bất ngờ nguyên nhân mất ngủ ẩn trong chén cơm, ổ bánh mì

Theo Người lao động-Thứ sáu, ngày 27/12/2019 17:36 GMT+7

VTV.vn - Nghiên cứu dựa trên 50.000 phụ nữ Mỹ cho thấy nguyên nhân gây mất ngủ có thể không ở đâu xa mà do chính cách bạn chọn lựa loại bánh mì, gạo và đồ ăn vặt.

Bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học American Journal of Clinical Nutrition khẳng định việc ăn nhiều ngũ cốc tinh chế và đồ ngọt trong tuổi trung niên có thể phá hoại giấc ngủ của bạn bằng cách thay đổi một số nội tiết tố quan trọng.

Các tác giả đến từ Đại học Columbia (New York, Mỹ) đã theo dõi sức khỏe và chế độ ăn của 50.000 phụ nữ trung niên. Họ phát hiện ra rằng ở những người chuộng ăn ngũ cốc tinh chế và các món ngọt, không chỉ đường huyết họ cao mà một số hormone như adrenaline và cortisol cũng bị giải phóng ra quá nhiều.

Bất ngờ nguyên nhân mất ngủ ẩn trong chén cơm, ổ bánh mì - Ảnh 1.

Ngũ cốc tính chế và đồ ngọt có thể khiến bạn mất ngủ - ảnh minh họa từ Internet

Adrenaline là hormone nổi tiếng với việc giúp con người tỉnh táo, trong khi đó cortisol được mệnh danh là "hormone căng thẳng". Sự tỉnh táo và căng thẳng là cần thiết, giúp cho bạn có thể giải quyết mọi việc trong cuộc sống trôi chảy hơn. Tuy nhiên, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến việc cơ thể khó tìm được trạng thái nghỉ ngơi khi cần thiết, dẫn đến mất ngủ.

Ngũ cốc tinh chế là nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu mới nhấn mạnh. Mọi người có vẻ ý thức với việc kiêng đồ ngọt hơn nhưng ngũ cốc tinh chế là chuyện khác, đa số chúng ta ăn hàng ngày và không nghĩ chúng không lành mạnh nên nhiều khi đã nạp vào cơ thể quá nhiều.

Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc tinh chế có thể kể đến bánh mì trắng, cơm gạo trắng, mì ống…

Cách giải quyết hàng đầu là nên cố gắng thay thế ít ra là một phần ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên cám (ngũ cốc nguyên hạt), ví dụ như bánh mì đen, cơm gạo lứt, các loại mì, nui làm từ ngũ cốc nguyên cám…

Mức độ ảnh hưởng của ngũ cốc tinh chế và đồ ngọt là khá rõ ràng. Theo tiến sĩ ames Gangwisch, tác giả chính của nghiên cứu, đường huyết của bạn cứ cao thêm 11%, bạn sẽ có nhiều hơn 16% nguy cơ mất ngủ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước