Bị thao túng tâm lý
Bị thao túng tâm lý là tình trạng diễn ra khi kẻ bạo hành phủ nhận những sự kiện đã xảy ra, khiến nạn nhân nghi ngờ về nhận thức của chính mình. Điều này khiến kẻ thao túng duy trì sự kiểm soát bởi lời nói của chúng có sức nặng hơn, mạnh mẽ hơn và dành được sự tin tưởng lớn từ phía nạn nhân. Một số cụm từ mà những kẻ thao túng tâm lý hay dùng điển hình là:
- Bạn thật điên rồ khi nghĩ như vậy
- Bạn đang làm quá mọi thứ lên đấy
Cô lập bạn với người thân
Nhà trị liệu JaQuinda Jackson cho biết những kẻ bạo hành thường cô lập nạn nhân của họ để dễ dàng kiểm soát hơn. Chúng thực hiện điều này bằng cách hạn chế tiếp xúc của nạn nhân với những người thân cận như gia đình, bạn bè và thuyết phục nạn nhân rằng họ là người duy nhất quan tâm đến nạn nhân. Một số dấu hiệu của việc làm này là:
- Hạn chế khả năng ra ngoài của nạn nhân
- Hạn chế nạn nhân gặp gia đình, bạn bè bằng cách giữ tiền hay phương tiện đi lại
- Tức giận, khiến nạn nhân cảm thấy có lỗi sau khi gặp người thân
- Luôn muốn kề cạnh nạn nhân
Sử dụng ngôn từ thù ghét, xúc phạm
Những kẻ bạo hành tâm lý có thể sử dụng ngôn từ thù ghét, xúc phạm để tấn công các giá trị sống của nạn nhân, thường bao gồm năng lực và sự hấp dẫn. Điều này dễ khiến nạn nhân hoài nghi về giá trị của mình, thêm phần thấy tự ti, yếu đuối và từ đó phụ thuộc vào kẻ bạo hành nhiều hơn.
La hét
La hét thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện của tình trạng bạo hành tâm lý, có thể diễn ra trong hầu hết các mối quan hệ. Đây là cách những kẻ bạo hành tăng thêm quyền lực của mình, khiến nạn nhân cảm thấy sợ hãi và từ đó kiểm soát họ dễ dàng hơn.
Đổ lỗi
Những kẻ bạo hành thường né tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác về hành vi ngược đãi của họ. Trong nhiều trường hợp, người bị đổ lỗi chính là nạn nhân của việc bạo hành, khiến họ tin rằng họ có thể ngăn chặn tình trạng này bằng cách thay đổi bản thân mình. Một số hướng thay đổi bản thân mà những kẻ bạo hành muốn nạn nhân làm theo là:
- Giảm cân
- Phục tùng, không cãi lại
- Giữ yên lặng
- Ở nhà thường xuyên
Ghen tuông
Ghen tuông là điều khá phổ biến trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, trạng thái này cũng được chia ra thành các mức độ lành mạnh, không lành mạnh khác nhau. Nếu ghen tuông dẫn đến cảm giác tức giận dữ dội, từ đó phát sinh hành vi kiểm soát thì rất có thể tình trạng bạo hành tâm lý đã diễn ra. Một số dấu hiệu của việc ghen tuông trong bạo hành tâm lý là:
- Liên tục buộc tội nạn nhân không chung thủy
- Theo dõi các phương thức liên lạc của nạn nhân như điện thoại, tin nhắn, email…
- Kiểm soát ngoại hình, cách ăn mặc của nạn nhân
- Gọi cho nạn nhân quá nhiều khi họ đang làm việc, tụ tập bạn bè
Có những cơn giận dữ không thể đoán trước
Sự tức giận bột phát không báo trước cũng có thể là một dấu hiệu của bạo hành tâm lý, khiến nạn nhân luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, sợ sệt, bị đe dọa. Một số hành động thể hiện sự tức giận của những kẻ bạo hành là:
- Nhìn chằm chằm vào nạn nhân
- Đấm vào tường và các bề mặt khác
- Làm vỡ đồ vật
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!