- Bố trí cây xanh trong nhà: Một số loại cây như cây huyết dụ có khả năng hấp thu các nhân tố gây dị ứng vào lá của chúng. Bạn có thể đặt các chậu cây này trong nhà để chống lại mạt bụi.
Bên cạnh đó, các loại cây giúp thanh lọc không khí như cây trúc mây và tre đóng vai trò như chiếc máy lọc, đồng thời giúp đuổi côn trùng.
- Máy khuếch tán tinh dầu: Một số loại tinh dầu như dầu khuynh diệp hay dầu oải hương có hiệu quả trong điều trị dị ứng bụi và các chứng rối loạn hô hấp khác. Đây là các loại dầu trị liệu giúp làm dịu các triệu chứng tạm thời.
- Giấm táo: Giấm táo là một loại long đờm tự nhiên có khả năng điều trị dị ứng khói bụi. Các thành phần kháng khuẩn của giấm táo cũng ngăn không cho các triệu chứng tăng nặng. Đây được xem là biện pháp thay thế tự nhiên hàng đầu của thuốc kháng histamin. Bạn chỉ cần thêm hai thìa giấm táo vào một ly nước ấm rồi uống.
- Trà bạc hà: Bạn có thể chế trà bạc hà bằng cách thêm vài lá bạc hà khô vào siêu nước rồi đun sôi, sau đó hãm và uống. Bạn có thể thêm mật ong để trà thơm ngon hơn.
Các thành phần thông mũi của trà bạc hà có thể giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng khói bụi. Bạc hà chứa menthol - một chất thông mũi tự nhiên.
- Bơ ghee: Ăn bơ ghee có thể giúp dừng cơn hắt hơi không kiểm soát do dị ứng khói bụi. Khi bạn cảm thấy khó chịu sau khi phải tiếp xúc với khói bụi, hãy ăn 1/4 thìa canh bơ ghee, và bạn sẽ thấy đỡ ngay lập tức. Bơ ghee làm ấm khoang mũi, giúp giảm triệu chứng hắt hơi liên tục nhờ có thành phần kháng viêm.
Mật ong nguyên chất: Hai thìa mật ong nguyên chất có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng khói bụi. Mật ong tươi chứa một lượng nhỏ phấn hoa có lợi giúp điều trị dị ứng. Thường xuyên ăn mật ong tươi thậm chí còn có thể giúp bạn bớt nhạy cảm với bụi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!