Tái chế rác thải điện tử thành nguyên tố hiếm

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 15/07/2021 06:01 GMT+7

VTV.vn - Các nhà khoa học Pháp đã sử dụng vi khuẩn để tái chế rác thải điện tử và tạo ra đất hiếm.

Đất hiếm từ lâu được xem là một loại tài nguyên quan trọng. Được coi là "vitamin của công nghiệp hiện đại", loại đất này là thành phần không thể thiếu trong các loại thiết bị và linh kiện sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, y học, quân sự và nhiều lĩnh vực khác.

Điều đáng mừng là các nhà khoa học Pháp đang sử dụng vi khuẩn để tái chế rác thải điện tử và tạo ra đất hiếm.

Theo các nhà khoa học, mỗi ổ đĩa cứng bỏ đi có khoảng 1,5 đến 3% nam châm. Vì thế, từ 2 tấn đĩa cứng bỏ đi có thể thu hồi được 30 - 35 kg nam châm. Và trong mỗi kg nam châm, thành phần đất hiếm chiếm khoảng 30%.

Để tái chế, tạo ra đất hiếm, rác thải điện tử sẽ được thu thập. Sau đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng một số loại vi khuẩn đặc thù để tách lọc các kim loại cần thiết. Đất hiếm tinh khiết sẽ được tách lọc ra thông qua một loạt các phản ứng hóa học theo quy trình hòa tan và kết tủa.

Các nhà khoa học hy vọng, các hoạt động tái chế này sẽ giúp phần nào giảm phụ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.

Vấn nạn rác thải điện tử bị bỏ quên trong mùa dịch COVID-19 Vấn nạn rác thải điện tử bị bỏ quên trong mùa dịch COVID-19

VTV.vn - Hãng tin Reuters cho biết, khối lượng rác thải điện tử trên thế giới đang gia tăng ở mức đáng báo động.



* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước