Có thể thấy một xu hướng là nhiều nhà doanh nghiệp, nhãn hàng đang tìm đến cách đang tự tìm đến những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Đó là bắt những doanh nghiệp logistics đơn lẻ để giải quyết bài toán giao vận vừa nhanh, vừa chủ động hơn. Đơn cử như Walmart từng tìm đến Uber và Lyft, hay Target đưa Shipt vào hẳn ứng dụng của mình. Tại châu Á, làn sóng chia sẻ kiểu này đã nở rộ với những startup giao vận đua nhau trở thành Uber trong giao hàng chặng cuối.
Len lỏi trên các con phố Hong Kong (Trung Quốc) là những chiếc xe tải đang cố gắng lấp đầy những khoảng trống trong mạng lưới logistic ở châu Á. GoGoVan đặt trụ sở tại đây và đang thống trị thị trường vận chuyển theo yêu cầu của thành phố này.
Gogovan là một trong những cái tên theo đuổi mô hình Uber trong lĩnh vực logistics, cùng với các đối thủ Lalamove và Ninja Van. Dịch vụ kiểu này kết nối khách hàng với tài xế qua ứng dụng điện thoại, dễ dàng, nhanh chóng và rẻ hơn so với giao dịch với một nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn.
Cạnh tranh trong lĩnh vực này đang tăng lên khi bản thân các công ty gọi xe công nghệ cũng nhảy vào mô hình kết nối tài xế với khách hàng. Grab và Gojek đều đã có các dịch vụ tương tự, sử dụng xe máy.
Anh Steven Lam, nhà sáng lập công ty logistics GogoVan, cho biết: "Chúng tôi có hơn 8 triệu lái xe đăng ký dịch vụ của mình. Họ chủ yếu giao hàng trong thời gian rảnh rỗi hoặc tự lên kế hoạch cho cung đường thuận tiện nhất với việc đi làm đi học của họ. Như vậy, họ sẽ có thêm thu nhập còn các công ty giao vận kiểu Uber sẽ xử lý đơn hàng nhanh chóng hơn nhiều so với các công ty truyền thống có quy trình phức tạp".
Các startup này cũng sử dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo và Big data để lên kế hoạch các tuyến hiệu quả hơn và dự đoán nhu cầu tốt hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!