Ngày nay, smartphone đã trở thành người bạn thân thiết của nhiều người. Tuy nhiên, liệu rằng chiếc điện thoại có thực sự sạch sẽ để đồng hành cùng người dùng trong hầu hết các hoạt động hàng ngày?
Để nghiên cứu mức độ bẩn trên chiếc điện thoại của một người, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Surrey ở Anh đã tiến hành thí nghiệm trong môi trường phát triển vi khuẩn trên một chiếc smartphone. Sau 3 ngày, họ tiến hành xem xét các vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Kết quả thậm chí khiến cả các nhà khoa học cũng phải bất ngờ. Trong một số trường hợp, các vi khuẩn tương đối vô hại, tuy nhiên khi trên da người dùng có vết thương hở, các loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào trong cơ thể qua vết thương, gây viêm nhiễm, ngộ độc thực phẩm, thậm chí nhiễm trùng máu. Các loại vi khuẩn này có thể lan truyền dễ dàng thông qua bề mặt nhiễm khuẩn hoặc từ người sang người.
Các thử nghiệm gần đây cho thấy một chiếc smartphone thông thường có thể chứa số vi khuẩn tiềm tàng gây hại cao gấp 18 lần một cần gạt nước trong toilet của nam giới. Trong khi đó, một cuộc kiểm tra các cần gạt nước trong toilet phát hiện ra rằng gần 1/4 số chúng có lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần cho phép.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.