Sản phẩm công nghệ Việt đạt mốc tăng trưởng 900% khách hàng năm 2022

P.V-Thứ tư, ngày 08/02/2023 18:08 GMT+7

VTV.vn - Là một trong 6 giải pháp chủ lực Made by FPT, "start-up" akaBot đã gặt hái kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022.

Nền tảng RPA Make in Vietnam đầu tiên

Đầu năm 2018, FPT Software bắt đầu phát triển công nghệ robot trợ lý ảo RPA cho một số khách hàng lớn trên thế giới. Mặc chưa phổ biến nhưng RPA đang trở thành xu hướng chung toàn cầu với dự báo quy mô thị trường RPA ước đạt 15,56 tỷ USD vào năm 2027.

Sản phẩm công nghệ Việt đạt mốc tăng trưởng 900% khách hàng năm 2022 - Ảnh 1.

Dự báo về thị trường RPA toàn cầu từ Statista giai đoạn 2020 - 2030

Thời điểm đó, FPT dự định phát triển 100 con bot để tự động hóa quy trình nhưng các sản phẩm nước ngoài chưa thực sự phù hợp. Do đó, để giải quyết bài toán này, nhóm bốn kỹ sư đầu tiên của akaBot quyết định tự phát triển một nền tảng tự động hóa 'Make in Viet Nam'.

"Thông thường để làm được một con bot, nhóm kỹ sư khoảng 4 - 5 người phải mất từ 6 - 9 tháng. Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng, akaBot đã hoàn thiện robot đầu tiên và triển khai trong nội bộ tập đoàn" - ông Bùi Đình Giáp - CEO, nhà sáng lập akaBot - chia sẻ.

2022 - khẳng định vị thể cạnh tranh tại trên toàn cầu cạnh các ông lớn công nghệ

Với tư duy đặt khách hàng vào vị trí trung tâm (Customer first), akaBot liên tục phát triển những giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu không ngừng từ khách hàng như RPA kết hợp cùng AI (Trí tuệ nhân tạo), IDP (Xử lý dữ liệu thông minh)... akaBot cũng đã bắt tay cùng các nền tảng hàng đầu trong khu vực như nền tảng No-code, Low-code từ WEM APAC, Process mining (Khai phá quy trình) từ Soroco… nhằm hướng tới một hệ sinh thái toàn diện.

Sản phẩm công nghệ Việt đạt mốc tăng trưởng 900% khách hàng năm 2022 - Ảnh 2.

Không gian triển lãm của akaBot tại sự kiện FPT Techday 2022 - nơi liên minh “người và máy” song hành

Hỗ trợ các doanh nghiệp SME, akaBot đã cho ra mắt bộ giải pháp RPAaaS - UBot, cung cấp robot RPA trên nền tảng Cloud, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ sau 5 phút cài đặt với chi phí tối ưu. Gói sản phẩm này bao gồm UBot Invoice (Xử lý tự động hóa đơn đầu vào), UBot ePayment (Tự động tạo đề nghị thanh toán)... xử lý tổng giá trị giao dịch lên tới 700.000 tỷ; UBot Meeting (Giải pháp tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến)...

Sản phẩm công nghệ Việt đạt mốc tăng trưởng 900% khách hàng năm 2022 - Ảnh 3.

Hệ sinh thái tự động hóa toàn diện akaBot

Với những nỗ lực liên tục cải tiến sản phẩm, lắng nghe ý kiến khách hàng và tư duy Customer first, năm 2022, akaBot đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 900% lượng khách hàng so với cùng kỳ năm 2020 - 2021, tự động hóa 5.000 quy trình, mang lại lợi ích cho hơn 10 triệu người dùng hàng ngày.

Ghi nhận ấn tượng giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng đến 60% trong doanh thu akaBot năm 2022. akaBot đã đồng hành cùng doanh nghiệp tại 20 quốc gia, đứng vị trí top 20 trên bảng xếp hạng toàn cầu do Gartner Peer Insight công bố. 

Ông Christian Koegler - Chuyên gia Trung tâm dịch vụ số hóa, Tập đoàn Schaeffler AG, đối tác của akaBot chia sẻ: "Tại Schaeffler, chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng cạnh tranh qua việc đạt được hiệu suất cao hơn, sự linh hoạt và đổi mới. Chúng tôi đã tìm được đối tác FPT, một công ty Việt Nam cung cấp robot tự động hóa cho doanh nghiệp đã giúp chúng tôi cải thiện đáng kể năng suất, cụ thể các robot RPA đã giúp Schaeffler xử lý hơn 200 quy trình khác nhau".

Nền kinh tế toàn cầu gặp thách thức, xu hướng công nghệ nào giúp doanh nghiệp bứt phá năm 2023?

Theo dự báo của Bloomberg Economics, kịch bản cơ sở cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 là 2,4% cùng những thách thức làn sóng sa thải từ các công ty công nghệ lớn và sức ép cắt giảm chi phí, tối ưu nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Gartner, chi tiêu CNTT toàn cầu không có dấu hiệu suy giảm, được dự đoán vẫn sẽ đạt 4,6 nghìn tỷ USD trong năm nay, tăng 5,1% so với năm 2022.

Theo dự báo từ các chuyên gia, công nghệ tự động hóa bằng robot sẽ là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, tối ưu hóa vận hành và đạt được chi phí tối ưu trong năm 2023. Trong đó, làn sóng chuyển đổi các nền tảng RPA (Migration RPA) sang các nhà cung cấp châu Á đem lại lợi thế lớn về chi phí đầu tư, tối ưu nguồn lực, được dự đoán là xu hướng "hot" nhất thị trường RPA toàn cầu trong năm nay.

Là một trong những nền tảng RPA hàng đầu khu vực châu Á, akaBot từng gây ấn tượng mạnh với khách hàng doanh nghiệp Đức khi thần tốc chuyển dịch hơn 30 quy trình tự động hoá từ nền tảng khác sang akaBot chỉ trong vòng 1 tháng.

Báo cáo từ Blueprint đã chỉ ra rằng, 74% doanh nghiệp đang cân nhắc chuyển đổi sang nền tảng RPA khác để tận hưởng những tính năng vượt trội, tăng hiệu quả và ROI. Điều này đã dẫn đến làn sóng dịch chuyển, lựa chọn các vendor châu Á, với chi phí tối ưu, thời gian chuyển đổi nhanh chóng và sản phẩm, dịch vụ chất lượng.




* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước