Thực thi cam kết tại COP26: Việt Nam có nhiều cơ hội để đón nguồn tài chính xanh

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 04/11/2022 23:58 GMT+7

VTV.vn - Là quốc gia chịu nhiều tổn thương với biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ có thể làm gì để chủ động thực hiện cam kết giảm phát thải của mình tại COP26?

Việt Nam cần 368 tỷ USD khắc phục tác động của biến đổi khí hậu

COP27 năm nay được tổ chức tại Ai Cập. Với chủ đề "Cùng nhau thực thi", COP27 năm nay dự kiến không có thêm cam kết mới nào mà là nơi bàn thảo để thúc đẩy thực thi cam kết tại COP26.

Tài chính vẫn là một trong những nội dung quan trọng, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, chịu nhiều tổn thương về biến đổi khí hậu như ở Việt Nam. Từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD để theo đuổi được lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng 0.

Thực thi cam kết tại COP26: Việt Nam có nhiều cơ hội để đón nguồn tài chính xanh - Ảnh 1.

Đây là kết luận từ Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam do Tổ chức Ngân hàng thế giới thực hiện mới được công bố. Tiềm năng thu hút nguồn tài chính này cũng được khuyến cáo đến từ 3 khu vực. Khu vực công là 130 tỷ USD tương đương 2,4 % GDP mỗi năm, nguồn tài chính bên ngoài là 54 tỷ USD, tương đương 1% GDP mỗi năm. Và khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò nòng cốt với 184 tỷ USD tương đương 3,4% GDP mỗi năm.

Trong suốt 1 năm qua kể từ sau COP 26, Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26 và nhiều kế hoạch chiến lược quốc gia quan trọng khác liên quan.

Trong bối cảnh toàn cầu phục hồi sau COVID-19, Việt Nam tiếp tục minh chứng việc trở thành một điểm đến thu hút đầu tư xanh gây chú ý với nhiều tập đoàn lớn.

Việt Nam có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2022 trong tháng 11. Sự kiện này được kỳ vọng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết đã đưa ra tại COP26 và đạt được các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 2021-2030.

Theo các nhà đầu tư nước ngoài, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nên dòng vốn FDI mới theo hướng "xanh", phục vụ phát triển bền vững được dự báo sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam trong những năm tới.

Tìm kiếm nguồn tài chính cho tăng trưởng xanh là một trọng tâm thảo luận và đã được kết quả đáng chú ý tại Tuần lễ tăng trưởng xanh toàn cầu, sự kiện quốc tê quy mô lớn vừa diễn ra trước thềm COP27. Tại đây, Việt Nam cũng được nhận định có nhiều cơ hội để đón nguồn tài chính xanh.

Tại Tuần lễ Tăng trưởng xanh toàn cầu, một thỏa thuận quan trọng đã được các nước nhất trí là Nền tảng Giao dịch Carbon (CTP). Đây là cơ sở để hơn 40 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam thực hiện điều khoản về giao dịch carbon quốc tế theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị COP26, Điều 6 của Thỏa thuận Paris đã được hoàn tất, qua đó thiết lập một khuôn khổ để các quốc gia trao đổi tín chỉ carbon dựa trên Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Thực thi cam kết tại COP26: Việt Nam có nhiều cơ hội để đón nguồn tài chính xanh - Ảnh 2.

Việt Nam ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế, thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm

Hiện có 46 quốc gia trên thế giới áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá carbon. Riêng Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ thì có thể thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Theo đánh giá của Viện Tăng trưởng Xanh toàn cầu, với mỗi 1 USD đầu tư cho tăng trưởng xanh, khoản tiền huy động được lên tới 30 USD.

Tài chính xanh, tài chính cho các hoạt động biến đổi khí hậu được đề cập đến qua nhiều kỳ họp COP. Từ năm 2009 con số 100 tỷ USD mỗi năm được nhắc đến nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được thực thi. Trong khi đó thì biến đổi khí hậu ngày một tác động rõ rệt hơn trên toàn cầu.

Việt Nam tuy không phải là nước phát thải cao nhất nhưng lại là một trong những nước chịu nhiều tổn thương nhất. Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu như hiện nay, rõ ràng Việt Nam cần đẩy mạnh những ưu thế của mình để thu hút những khoản đầu tư bền vững.

Cùng trao đổi về chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Muthukumara Mani, Chuyên gia trưởng về Kinh tế môi trường, Ngân hàng Thế giới (World Bank)

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước