Tạo việc làm, hỗ trợ nạn nhân mua bán người ổn định cuộc sống

Phan Anh-Thứ năm, ngày 05/12/2024 12:11 GMT+7

VTV.vn - Những thanh niên, nạn nhân của mua bán người, ở xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, may mắn được giải cứu, được hỗ trợ để ổn định cuộc sống.

Cuối năm, nhu cầu tìm việc của người lao động tăng cao. Lợi dụng điều này, các chiêu bài tuyển dụng "việc nhẹ lương cao" gắn mác xuất khẩu lao động sang Campuchia lại xuất hiện khắp mạng xã hội.

Vì nhẹ dạ cả tin nên vẫn có nhiều người "sập bẫy". Các nạn nhân bị bóc lột sức lao động, cưỡng đoạt tài sản, thậm chí bị đe dọa đến tính mạng và buộc gia đình phải nộp số tiền chuộc rất lớn mới được thả về nước.

Là 2 trong 7 nạn nhân được giải cứu từ vụ lừa đảo, dụ dỗ sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao", anh em Thái và Đại thanh thản nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa sau buổi làm việc tại rừng cao su ở gần nhà. Trong thâm tâm, cả hai vẫn chưa quên chuỗi ngày kinh hoàng nơi đất khách 2 năm trước.

Tạo việc làm, hỗ trợ nạn nhân mua bán người ổn định cuộc sống - Ảnh 1.

Đón những người con của buôn làng trở về, chính quyền xã đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các nạn nhân được học nghề, lao động sản xuất ngay trên chính mảnh đất quê hương.

"Không biết là lừa sang Campuchia, bảo là một tháng được 18 - 20 triệu đồng, cho làm máy vi tính, nhắn tin Zalo để lừa đảo, nhưng em không làm được nên em xin nghỉ, bị bỏ đói cơm, xin điện về người nhà kiếm tiền để chuộc bọn em về", anh Puih Đại (nạn nhân mua bán người, Gia Lai) chia sẻ.

"Ở bên đó khổ lắm, mình không biết làm là nó đánh nó đập, chích điện. Em từng bị nhốt 2 ngày, chích điện 2 lần chỉ vì em không biết lừa đảo người ta", anh Puih Thái (nạn nhân mua bán người, Gia Lai) cho biết.

Từ khi trở về với buôn làng, Phú chọn trồng sắn, sầu riêng ở vườn nhà và làm thuê để kiếm tiền trả khoản nợ hàng chục triệu đồng "chuộc" em về.

Đón những người con của buôn làng trở về, chính quyền xã đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các nạn nhân được học nghề, lao động sản xuất ngay trên chính mảnh đất quê hương. Thậm chí, các thanh niên này còn là người đi tuyên truyền để người dân trong xã nhận thức rõ hơn về hiểm họa.

"Địa phương, chính quyền nhà nước cũng quan tâm, đầu tư cho cái nhà, tạo công ăn việc làm để cuộc sống bà con thay đổi", ông Ksor Chung (Trưởng thôn làng Kloong, xã Ia O, Ia Grai, Gia Lai) cho hay.

Là làng nghèo trong xã Ia O, làng Kloong hiện có 289 hộ với 1.064 nhân khẩu, trong đó đồng bào Jrai có 104 hộ, chiếm tới hơn 50% nhân khẩu với thu nhập thấp, việc làm không ổn định. Vì vậy nâng cao nhận thức và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây đang là công tác địa phương thường xuyên tổ chức tới từng thôn làng.

Tình trạng mua bán người dưới 16 tuổi ngày càng phức tạp và tinh vi Tình trạng mua bán người dưới 16 tuổi ngày càng phức tạp và tinh vi

VTV.vn - Tình hình tội phạm mua bán người đang có diễn biến phức tạp hơn, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và có độ ẩn cao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước